CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3. TÌNH HÌNH BỆNH DỊCH
Nuôi trồng thủy sản thương mại lần đầu tiên được coi là ngành kinh tế bắt đầu từ thập niên 1950 ở Mỹ. Trong thập niên 1960, 1970 nuôi cá da trơn phát triển nhanh chóng, các cải tiến trong quản lý ao nuôi, nhận diện và kiểm soát dịch bệnh và chuẩn bị thức ăn cũng được phát triển. Ngành công nghiệp này phát triển nhanh ở miền Nam nước Mỹ, ít nhất 90% cá nuôi được sản xuất trong khu vực thung lũng sông Mississippi. Đến nay, cá da trơn Ictalurus punctatus được nuôi với quy mô lớn ở các bang Đông Nam nước Mỹ bao gồm Alabama, Arkansas, Louisiana và Mississippi nhằm cung cấp cá da trơn thương phẩm cho thị trường này. Tổng giá trị hàng hóa mà ngành này cung cấp cho thị trường nước Mỹ năm 2005 là 480 triệu USD [105]. Sản lượng cá da trơn thương mại sản xuất chiếm 85- 90% tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản ở Mỹ, với gần 300.000 tấn sản xuất hàng năm [106]. Tuy nhiên, những thiệt hại
25
gần đây do dịch bệnh mang lại làm cho ngành công nghiệp cá da trơn tổn thất khoảng 1 tỷ USD mỗi năm và tăng đều đặn hàng năm cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp này. Cùng với đó là việc mở rộng diện tích nuôi trồng hàng năm cũng bị hạn chế. Nguyên nhân chính là do bệnh nhiễm trùng huyết xuất hiện trên diện rộng với tác nhân gây bệnh chính là vi khuẩn E. ictaluri. Mặc dù sản lượng thu hoạch hàng năm khá lớn (300.000 tấn) song 60% các trang trại nuôi công nghiệp và 50% các trại cá giống đều báo cáo có xảy ra thiệt hại do nhiễm trùng huyết [104] [106]. Bệnh Edwardsiellosis là một trong những bệnh phổ biến và gây thiệt hại nhất trong số các bệnh do vi khuẩn gây ra, ảnh hưởng lớn tới việc nuôi trồng và xuất khẩu cá ra thị trường tiêu và thiệt hại về kinh tế đối với người dân nuôi cá da trơn thương mại. Theo các báo cáo trong nửa đầu năm 1989, tại Mỹ có khoảng 115 triệu cá da trơn bị chết do Edwardsiellosis, khoảng 90% số cá giống bị thiệt hại ước tính giá trị thiệt hại khoảng 8 triệu USD. Tính đến cuối năm 1989 tổn thất lên tới 23 triệu USD [20]. Theo báo cáo của các nước trên thế giới, bệnh Edwardsiellosis gây thiệt hại về kinh tế cho người nuôi từ 4 tới 50 triệu USD hàng năm. Một số điều tra của các nước trên thế giới cho thấy người dân ở mỗi nước hằng năm phải chi phí khoảng 10 triệu USD cho bệnh này [21].
Tại Việt Nam, đối tượng cá tra Pangasius hypophthalmus được nuôi ở quy mô công nghiệp ở một số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre, Tiền Giang… với tốc độ phát triển rất nhanh và cải thiện kinh tế cho người nông dân. Tuy nhiên, thiệt hại hàng năm do bệnh dịch gây ra cũng rất lớn và mặc dù được phát hiện muộn hơn so với một số các bệnh khác nhưng bệnh gan thận mủ được đánh giá là bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng. Do chưa có những hiểu biết đúng đắn về bệnh dịch nên việc sử dụng kháng sinh còn tùy tiện, không đúng về liều lượng và liệu trình điều trị. Người dân cũng thường dùng thuốc kháng sinh liều thấp để phòng bệnh cho cá. Các nguyên nhân này làm cho hiệu quả điều trị bằng thuốc kháng sinh ngày càng giảm, xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Năm 2006 Crumlish công bố vi khuẩn này nhạy cảm với doxycycline với tỷ lệ cao lên đến 83,3% [35]. Theo Trần
26
Duy Phương năm 2009 thì E. ictaluri còn nhạy cảm với cefazoline và ampicilin chỉ ở những hộ nuôi không dùng hoặc dùng rất ít 2 loại kháng sinh này trong điều trị [10]. Như vậy, mức độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn E. ictaluri đã giảm dần theo thời gian, do đó khi sử dụng hai loại kháng sinh này để điều trị bệnh cho cá cần hết sức cân nhắc.
Những năm gần đây, E. ictaluri phân lập tại Việt Nam đã có những biểu hiện đề kháng với florfenicol và chloramfenicol. Crumlish (2002) ghi nhận vi khuẩn E. ictaluri
nhạy cảm hoàn toàn với flofenicol. Đến 2005 đã có 57,1% vi khuẩn đề kháng với kháng sinh này [35]. Sau thời gian phát triển nghề nuôi và dịch bệnh thường xuyên xảy ra, nông dân đã sử dụng nhiều loại kháng sinh để điều trị bệnh cho cá. Kết quả đã hình thành các chủng E. ictaluri kháng florfenicol. Theo số liệu chưa công bố từ nhóm nghiên cứu của PGS. TS. Đặng Thị Hoàng Oanh có 42,5% chủng E. ictaluri kháng với florfenicol. Qua kết quả điều tra thì số nông dân ở đây sử dụng florfenicol để điều trị bệnh cho cá là khá cao (61,29%) nên đã dẫn đến hiện tượng kháng của E. ictaluri đối với loại kháng sinh này.
E. ictaluri cũng đã đề kháng với streptomycin, mặc dù những nghiên cứu đầu tiên cho thấy vi khuẩn E. ictaluri rất nhạy cảm với loại kháng sinh này [97] [108]. Trong một nghiên cứu gần đây của Crumlish vào năm 2006 thì 12/14 vi khuẩn E. ictaluri (85,7%) đề kháng với streptomycin. Hiện tượng đa kháng thuốc của E. ictaluri
cũng đang được theo dõi và nghiên cứu, có 7/12 chủng vi khuẩn (58,3%) kháng với hai loại thuốc kháng sinh trở lên [10]. Tình trạng phổ biến hiện nay là nông dân thường kết hợp nhiều loại kháng sinh để điều trị cùng lúc. Thêm vào đó, trước đây nhiều thuốc kháng sinh bán trên thị trường kết hợp hai hay nhiều loại kháng sinh trong cùng một sản phẩm cũng là nguyên nhân hình thành vi khuẩn đa kháng thuốc gây trở ngại không nhỏ cho người dân khi có dịch bệnh bùng phát.
Mặc dù vi khuẩn đã có biểu hiện kháng lại flofenicol nhưng kháng sinh này đang được xem là cứu cánh trong điều trị bệnh gan mủ ở cá tra. Đây là kháng sinh thế
27
hệ mới nhất thuộc nhóm kháng sinh fenicol có phổ kháng khuẩn rộng, hiệu quả trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn trên gia súc, gia cầm, đối với thủy sản do vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Đầu năm 2006, Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ công bố kết quả nghiên cứu tìm kiếm các loại thuốc kháng sinh thay thế các loại thuốc cấm đã công nhận florfenicol là kháng sinh đặc trị bệnh này. Sử dụng thuốc từ 7 - 10 ngày sẽ cho hiệu quả tốt, cá sẽ hồi phục nhanh khi người nuôi thực hiện tốt khâu vệ sinh diệt mầm bệnh trong khu vực nuôi và trong môi trường nước. Florfenicol có độ tồn dư thấp trong mô cơ. Dùng thuốc liều 10 mg/kg thể trọng liên tục 12 ngày, khi ngưng sử dụng 7 ngày mức tồn dư trong mô cơ cá tra còn 0,222 - 0,109 ppm (kết quả chưa được công bố), trong khi đó mức cho phép của Việt Nam và Mỹ là 1 ppm [1]. Sản phẩm Vime - fenfish của công ty Vemedim Việt Nam chuyên sản xuất các thuốc thú y, thủy sản với hoạt chất chính florfenicol và các chất dẫn xuất đặc biệt là sản phẩm đang được dùng để điều trị bệnh gan thận mủ mang lại hiệu quả rất cao ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Hiện nay, trên thế giới đang lưu hành chế phẩm Edwardsiella ictaluri bacterin (Escogen J- Novartis) để điều trị bệnh hoại tử gan tụy cho đối tượng cá nheo Mỹ. Tuy nhiên, hiệu lực của vacxin còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như yếu tố di truyền, kích thước cá, mùa vụ, nhiệt độ, chất lượng nước, phương pháp sử dụng và yếu tố dinh dưỡng, tình trạng sức khoẻ và tình trạng sử dụng kết hợp với một số loại thuốc khác tại thời điểm sử dụng vacxin. Nghiên cứu của David và Craig năm 2000 cho thấy việc sử dụng vacxin sống giảm độc lực cho cá ở giai đoạn 7 đến 31 ngày tuổi đã nâng tỉ lệ sống sót của cá lên từ 45,3 đến 79,5% [38]. Điều này chỉ ra rằng việc dùng vacxin để phòng bệnh cho cá cũng chỉ thu được hiệu quả thấp.
Xuất phát từ thực trạng trên giữa năm 2009, Nguyễn Hữu Thịnh - Trường Đại học Nông Lâm cùng các cs của các trường Đại học Đài Loan và Na Uy đã tổ chức nghiên cứu và thực nghiệm một phương pháp mới “Kết hợp phương pháp chủng ngừa vacxin bằng cách ngâm và cấp qua đường tiêu hóa để hạn chế tỷ lệ chết do vi khuẩn
28
trên cá tra” [100]. Việc chủng ngừa bằng cách kết hợp phương pháp ngâm/cho ăn để gây miễn dịch ban đầu và cho ăn tăng cường vẫn chưa thật sự đem lại hiệu quả khi cá bị nhiễm vi khuẩn E. ictaluri [101]. Ngoài ra, những phương pháp khác sử dụng các loại vacxin bất hoạt bằng hóa chất ví dụ formol 0,5% để phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn do E. ictaluri cho cá tra ở Việt Nam cũng đã được thử nghiệm nhiều nhưng chưa có kết quả về lâu dài.
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN Edwarsiella ictaluri
Có rất nhiều phương pháp khác nhau để xác định một tác nhân vi sinh vật, bao gồm các phương pháp truyền thống và các phương pháp hiện đại. Sau đây là một số phương pháp đã được dùng để xác định vi khuẩn E. ictaluri từ trước đến nay.