Tác nhân gây bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra Việt Nam Pangasius hypophthalmus bằng kỹ thuật lamp (Loop-mediated isothermal amplification) (Trang 26)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.2.1. Tác nhân gây bệnh

Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri lần đầu tiên được phân lập năm 1976 từ cá da trơn bị bệnh và đây là tác nhân chính gây nhiễm trùng huyết nội tạng trên cá da trơn, một bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến ngành nuôi cá da trơn thương mại. Bệnh tiến triển nhanh chóng và tỷ lệ tử vong cao làm thiệt hại đáng kể cho người nuôi cá nheo ở vùng Đông nam nước Mỹ. Kể từ lần đầu tiên mô tả bệnh nhiễm khuẩn huyết đường ruột trên cá da trơn, vi khuẩn E. ictaluri đã liên tục được phân lập từ các loài cá

10

không phải là cá da trơn như cá kiếm xanh, cá hồi …Vi khuẩn có thể được phân lập từ thận, máu, não trên môi trường giàu dinh dưỡng ở nhiệt độ 30°C trong 48 giờ. Vi khuẩn phát triển chậm nên việc xác định hình thái khuẩn lạc cũng như các đặc tính sinh hóa điển hình cần nhiều thời gian. Đến năm 1981, Hawke và cs đã mô tả đầy đủ các đặc tính của vi khuẩn và xếp vi khuẩn này vào chi Edwardsiella [49].

Trên đối tượng cá da trơn được nuôi trồng với mục đích xuất khẩu ở Việt Nam như cá tra và cá basa những năm gần đây có dấu hiệu biểu hiện bệnh gan thận mủ hay còn được gọi là bệnh đốm trắng gan, thận gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Cá thường bị nhiễm bệnh vào các tháng cuối năm khi nhiệt độ nước hạ thấp, khoảng từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau. Tuy nhiên, hiện nay bệnh đã trở nên phổ biến trên cá tra và xảy ra quanh năm. Nguyên nhân chính là do việc tăng diện tích và mức độ thâm canh cũng như việc sát trùng nguồn nước của những ao nuôi bị nhiễm bệnh trước khi thải ra môi trường chưa được kiểm soát triệt để. Thời điểm phát triển bệnh và khả năng lây lan của bệnh khác nhau theo từng năm liên quan tới những biến động về thời tiết và điều kiện nuôi trồng. Vi khuẩn luôn tồn tại trong môi trường ao nuôi và trong cơ thể cá khỏe mạnh, khi bị sốc do vận chuyển, thay đổi nhiệt độ, thức ăn cũng có thể dẫn đến bùng phát bệnh. Trung bình trong một vụ nuôi, bệnh có thể xuất hiện 3-4 lần, hao hụt giống từ 10-50% chủ yếu ở giai đoạn cá giống từ 300-500 g tùy thuộc vào chế độ chăm sóc và quản lý [2].

Tác nhân chính gây bệnh gan thận mủ trên cá tra Việt Nam vẫn còn là câu hỏi chưa có câu trả lời chính xác. Bệnh gan thận mủ trên cá tra nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long được phát hiện đầu tiên vào cuối năm 1998 và gọi là bệnh BNP (Bacillary Necrosis of Pangasius) [43]. Khi cá tra bị bệnh, biểu hiện bên ngoài không có gì đặc biệt, một số có hiện tượng xuất huyết ở các vây, có khi xuất huyết toàn thân, khi giải phẫu và quan sát nội tạng thấy có nhiều đốm trắng trên gan, thận và tỳ tạng, trong xoang bụng có chứa dịch hơi đặc. Theo Từ Thanh Dung và cs (2005) ở khu vực ĐBSCL bệnh gan, thận mủ ảnh hưởng chủ yếu đến các tỉnh có nghề nuôi cá tra thâm

11

canh phát triển mạnh như An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ, sau đó bệnh lây lan sang các vùng lân cận và hiện tại bệnh cũng xuất hiện ở một số tỉnh mới phát triển nuôi cá tra như Trà Vinh, Bến Tre và Sóc Trăng. Các vi khuẩn phân lập từ cá tra bị bệnh gan thận mủ được định danh là E. ictaluri dựa trên các chỉ tiêu hình thái, sinh lý và sinh hoá [36]. Còn ở khu vực Châu Á, Yuasa và cs lần đầu tiên phát hiện cá tra nuôi trong ao ở Sumatra, Indonexia có dấu hiệu bệnh lý tương tự như bệnh gan thận mủ và xác định tác nhân gây bệnh là E. ictaluri vào năm 2003 [119]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm và cs năm 2003 cho rằng tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra là hai loài vi khuẩn Hafnia alveiPleisiomonas shigelloides [11]. Lý Thị Thanh Loan và cs năm 2007 ghi nhận kết quả nghiên cứu bước đầu tác nhân gây bệnh gan thận mủ ở cá tra là vi khuẩn Clostridium sp. [7]. Năm 2008, tác giả Đặng Thị Hoàng Oanh cùng các đồng nghiệp tại khoa Bệnh học thủy sản, Đại học Cần Thơ cũng xác định vi khuẩn phân lập từ cá tra bị bệnh gan thận mủ được thu từ ao nuôi và từ thí nghiệm cảm nhiễm bằng phương pháp sinh hoá truyền thống kết hợp với kit API 20 là vi khuẩn E. ictaluri. Sau đó, sử dụng phương pháp PCR phát hiện vùng đặc hiệu nằm giữa đoạn gen rADN 16S và 23S của vi khuẩn E. ictaluri để khẳng định kết quả định danh bằng phương pháp sinh hoá [8]. Năm 2010, Crumlish và cs đã cảm nhiễm cá tra giống với vi khuẩn E. ictaluriA. hydrophila bằng cả hai phương pháp ngâm và tiêm đã một lần nữa khẳng định E. ictaluri là tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra

Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage) [34].

Như vậy, cho đến thời điểm này việc xác định chính xác đâu là tác nhân chính gây bệnh gan thận mủ trên cá tra vẫn chưa có một câu trả lời thỏa đáng, nhưng có thể khẳng định vi khuẩn E. ictaluri là một trong những đối tượng cần được nghiên cứu kỹ càng hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra Việt Nam Pangasius hypophthalmus bằng kỹ thuật lamp (Loop-mediated isothermal amplification) (Trang 26)