Trung Quốc là một trường hợp riêng biệt trong việc lựa chọn mô hình quản lý rủi ro tín dụng do những ñặc ñiểm riêng với hệ thống ngân hàng có quy mô rất lớn với tổng dư nợ cho vay nền kinh tế lên ñến gần 2.000 tỷ USD, gấp 1,5 lần GDP. Tổng khối lượng nợ xấu khoảng 480 tỷ USD bằng 36% GDP. Nếu xét về số tuyệt ñối thì khối lượng nợ xấu này tương ñương khối lượng nợ xấu của Mỹ vào năm 1989, nhưng tỷ lệ so với GDP lại gấp hơn 5 lần.
Theo quy ñịnh của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (với tư cách là NHTW), bộ phận tín dụng của NHTM cần phải có các quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kịp thời thu thập thông tin ñể phân loại, thiết lập và hoàn chỉnh hồ sơ phân loại, kịp thời ñề xuất kiến nghị kiểm tra lại; chịu trách nhiệm về tính chân thực, tính chuẩn xác, tính hoàn chỉnh của các dữ liệu phân loại ñã cung cấp; tiến hành phân loại sơ bộ tài sản theo tiêu chuẩn phân loại, ñề xuất ý kiến và lý do phân loại; ñịnh kỳ báo cáo cho bộ phận quản lý rủi ro những thông tin phân loại của bộ phận tín dụng; căn cứ vào kết quả phân loại tiến hành quản lý các khoản tín dụng có sự phân biệt trong quản lý ñối với từng khoản tín dụng, thực hiện các biện pháp cải tiến, loại trừ và xử lý rủi rọ
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ñã ban hành Hướng dẫn trích lập dự phòng tổn thất cho vay (số yin fa [2002]98) và Công văn Zhong yin xian (2005) số 463, yêu cầu các NHTM kiểm tra ñịnh kỳ ñối với các loại tài sản dựa trên nguyên tắc thận trọng dự kiến một cách hợp lý các khoản tài sản có khả năng phát sinh tổn thất và trích lập dự phòng giảm giá tài sản ñối với các tài sản có khả năng phát sinh tổn thất như dự phòng tổn thất cho vay,… Đồng thời, theo ñó các khoản tín dụng ñược phân thành 5 nhóm: nợ ñủ tiêu chuẩn (nhóm 1), nợ cần chú ý (nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4), nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5), trong ñó nợ nhóm 3, 4, 5 ñược gọi là nợ xấụ Việc trích lập dự phòng tổn thất cho vay bao gồm: dự phòng chung và dự phòng cụ thể:
83 của các khoản tín dụng. của các khoản tín dụng.
- Dự phòng cụ thể: Vào cuối tháng, dựa theo kết quả phân loại nợ và sau khi khấu trừ giá trị tài sản thế chấp, NHTM trích lập dự phòng cụ thể theo số dư các khoản tín dụng với tỷ lệ như sau: nhóm 1: 0%; nhóm 2: 2%; nhóm 3: 25%; nhóm 4: 50%; nhóm 5: 100%.
Khi phân loại các khoản tín dụng, NHTM Trung Quốc chủ yếu dựa trên cơ sở khả năng trả nợ và dòng tiền thuần, thiện trí trả nợ, tài sản ñảm bảo, trách nhiệm pháp luật về thanh toán nợ vay của khách hàng, tình hình quản lý tín dụng của ngân hàng,… Trong phân loại nợ, các NHTM Trung Quốc lấy việc ñánh giá khả năng trả nợ của khách hàng là cốt lõi, xem thu nhập kinh doanh bình thường của khách hàng là nguồn vốn trả nợ chủ yếu, tài sản ñảm bảo là nguồn vốn trả nợ thứ yếụ Đối với khoản cho vay mới, ngân hàng xem xét lịch sử giao dịch, tình trạng uy tín của khách hàng với ngân hàng khác. Nếu khách hàng vay là công ty mới thành lập thì chủ yếu xem xét lịch sử giao dịch, uy tín của các cổ ñông. Lịch sử trả nợ của khách hàng có thể phản ánh tình trạng gia hạn, quá hạn nợ vay của họ, ñây là yếu tố quan trọng cần xem xét khi tiến hành phân loại các khoản tín dụng.
Để thực hiện xử lý nợ xấu (một trong những chỉ tiêu quan trọng của rủi ro tín dụng), Trung Quốc ñã thành lập 04 công ty quản lý tài sản với vốn ñiều lệ khoảng 05 tỷ USD (tương ñương 1% tổng số nợ xấu của hệ thống ngân hàng Trung Quốc hiện nay).
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước khác trên thế giới trong việc quản lý rủi ro tín dụng, có thể nhận thấy tập trung vào một số ñiểm biện pháp chủ yếu sau:
- Quản lý RRTD bằng biện pháp trích lập dự phòng.
- Quản lý RRTD bằng biện pháp tuân thủ những nguyên tắc tín dụng thận trọng. - Quản lý RRTD bằng biện pháp ñặt ra hạn mức cho vay
84
3.2.2. Bài học kinh nghiệm ñối với Việt Nam
Qua phân tích một số quốc gia về kinh nghiệm trong việc quản lý nợ xấu có thể tổng hợp và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau: