Thông lệ quốc tế về các nguyên tắc ñ ánh giá quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng (Trang 79)

b. Thực trạng quản lý rủi ro tại các TCTD tại Việt Nam

3.2.1.Thông lệ quốc tế về các nguyên tắc ñ ánh giá quản lý rủi ro tín dụng

Do rủi ro tín dụng vẫn là căn nguyên chủ yếu tạo ra vấn ñề ở các TCTD, các TCTD và các cơ quan giám sát ñã luôn nghiên cứu kinh nghiệm quá khứ ñể rút ra những bài học hữu ích. Từ chỗ là diễn ñàn trao ñổi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế về thanh tra và giám sát ngân hàng của các chuyên gia giám sát hoạt ñộng ngân hàng, Uỷ ban Basel về Giám sát Ngân hàng ñã ñược thành lập vào năm 1975 bởi các Thống ñốc Ngân hàng Trung ương của nhóm G10. Uỷ ban này bao gồm ñại diện cao cấp của các cơ quan giám sát nghiệp vụ ngân hàng và Ngân hàng Trung ương của các nước Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thuỵ Điển, Vương quốc Anh và Mỹ. Giúp việc cho Uỷ ban Basel là Ban Thư ký thường trực có trụ sở làm việc tại Washington (Mỹ). Uỷ ban tổ chức họp thường niên tại trụ sở Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) tại Washington (Mỹ) hoặc tại thành phố Basel (Thuỵ Sĩ).

Với quan ñiểm: Sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù là quốc gia phát triển hay ñang phát triển, có thể ñe doạ ñến sự ổn ñịnh về tài chính trong cả nội bộ quốc gia ñó và trên trường quốc tế; Nhu cầu cần nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính nhất thiết phải ñược nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới nói chung và Uỷ ban Basel nói riêng ñặc biệt quan tâm, Ủy ban Basel ñã hoạt ñộng nhiều năm ñể thực hiện các mục tiêu của quan ñiểm này, dưới hình thức trực tiếp và gián tiếp thông qua mối liên hệ với chuyên gia giám sát nghiệp vụ ngân hàng ở các quốc gia khác nhau trên toàn cầụ

Trong quá trình hoạt ñộng của mình, Uỷ ban Basel luôn xem xét tìm các biện pháp tốt nhất tăng cường mọi nỗ lực củng cố công tác giám sát chuẩn mực ở tất cả các quốc gia thông qua việc thiết lập mối quan hệ tốt với các nước nằm ngoài nhóm G10, ngoài các hoạt ñộng trước ñây ñã ñược thiết lập thúc ñẩy công tác giám sát tốt hơn tại các nước trong nhóm.

75

Cụ thể, Uỷ ban Basel ñã xây dựng và xuất bản hai ấn phẩm:

- Những nguyên tắc cơ bản cho việc giám sát hoạt ñộng của ngân hàng một cách có hiệu quả (hệ thống các nguyên tắc và chuẩn mực về biện pháp thận trọng);

- Tài liệu hướng dẫn (ñược cập nhật ñịnh kỳ) với các khuyến nghị hiện nay của Uỷ ban Basel, các hướng dẫn và tiêu chuẩn, hầu hết ñược kèm với các hướng dẫn tham khảo trong tài liệu Nguyên tắc cơ bản.

Cả hai tài liệu này ñược coi là kim chỉ nam cho Ngân hàng trung ương các nước trong việc ban hành các chính sách và quy chế nhằm ñảm bảo an toàn và ổn ñịnh cho các tổ chức tín dụng, ñặc biệt là những nước có nền kinh tế phát triển và hội nhập.

Như vậy, từ chỗ là diễn ñàn trao ñổi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế về thanh tra và giám sát ngân hàng, Uỷ ban Basel về Giám sát Ngân hàng ngày nay ñã trở thành cơ quan xây dựng và phát triển các chuẩn mực ngân hàng ñược quốc tế công nhận. Các tiêu chuẩn này trên thực tế ñã và ñang trở thành những tiêu chuẩn mang tính thông lệ quốc tế trong hệ thống ngân hàng, ñóng vai trò quan trọng trong công tác giám sát hoạt ñộng ngân hàng trên toàn thế giớị

Trong “Những nguyên tắc cơ bản cho việc giám sát hoạt ñộng của ngân hàng một cách có hiệu quả”, Ủy ban Basel ñã ñưa ra thông lệ thế giới tốt nhất về quản lý rủi

ro tín dụng.

Thông lệ tốt nhất về quản lý rủi ro tín dụng ñược ban hành vào 7/1999, bao gồm 17 nguyên tắc, nhằm vào các lĩnh vực: i) Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp; ii) Hoạt ñộng trong một quá trình cấp tín dụng lành mạnh; iii) duy trì hệ thống quản lý, ño lường và theo dõi tín dụng phù hợp; iv) bảo ñảm có ñủ kiểm soát ñối với rủi ro tín dụng, v) vai trò của cơ quan giám sát [4].

Để có thể xây dựng môi trường tín dụng thích hợp, Hiệp ước Basel I ñưa ra yêu cầu về nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội ñồng quản trị, Ban Tổng Giám ñốc trong

76

việc phê duyệt chiến lược về rủi ro tín dụng và các chính sách chính về rủi ro tín dụng, phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, ño lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu (Nguyên tắc 1, nguyên tắc 2). Việc xác ñịnh và quản lý rủi ro tín dụng phải ñược thực hiện trong mọi sản phẩm và hoạt ñộng của mình, ñặc biệt, ñối với các sản phẩm và hoạt ñộng mới, ngân hàng cần xây dựng biện pháp quản lý rủi ro và kiểm soát phù hợp trước khi ñược ñưa vào sử dụng hoặc triển khai và phải ñược HĐQT hoặc uỷ ban của HĐQT phê duyệt (Nguyên tắc 3).

Trên cơ sở xây dựng chiến lược chính sách quản lý rủi ro, ñể quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, các ngân hàng phải hoạt ñộng theo quá trình cấp tín dụng lành mạnh. Theo ñó, các ngân hàng phải xây dựng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh, xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn ñể tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi ñược ở trong sổ sách kế toán ngân hàng và sổ sách kế toán kinh doanh, nội bảng và ngoại bảng (Nguyên tắc 4, nguyên tắc 5). Đồng thời, Ngân hàng cần có quy trình rõ ràng trong việc phê duyệt các khoản tín dụng mới cũng như sửa ñổi, gia hạn và tái tài trợ các khoản tín dụng hiện tại, có biện pháp kiểm soát, phê duyệt ñối với các khoản cấp tín dụng cho công ty và các cá nhân có liên quan, ñảm bảo nguyên tắc công bằng giữa các bên (nguyên tắc 6, nguyên tắc 7).

Về lĩnh vực duy trì một quá trình quản lý, ño lường và theo dõi tín dụng phù hợp, Hiệp ước Basel I quy ñịnh sáu nguyên tắc (từ nguyên tắc 8 ñến nguyên tắc 12) ñối với các ngân hàng, bao gồm: Các ngân hàng cần xây dựng hệ thống quản lý một cách cập nhật ñối với các danh mục ñầu tư có rủi ro tín dụng, xây dựng hệ thống theo dõi ñiều kiện của từng khoản tín dụng, bao gồm việc xác ñịnh mức ñộ ñầy ñủ của dự phòng và dự trữ.

Một công cụ quan trọng trong theo dõi chất lượng của các khoản tín dụng cũng như toàn bộ danh mục ñầu tư là sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro nội bộ. Một hệ thống xếp hạng rủi ro nội bộ ñược tổ chức tốt là một phương tiện hữu ích nhằm phân

77

biệt mức ñộ rủi ro tín dụng trong các tài sản có tiềm năng rủi ro của ngân hàng. Điều này cho phép xác ñịnh chính xác hơn các ñặc ñiểm tổng thể của danh mục ñầu tư, tập trung rủi ro, các khoản tín dụng có vấn ñề và mức ñộ ñủ dự phòng cho vay khó ñòị Các hệ thống xếp hạng rủi ro nội bộ phức tạp hơn, ñược sử dụng chủ yếu tại các ngân hàng lớn, cũng có thể ñược sử dụng ñể xác ñịnh phân bổ vốn nội bộ, ñịnh giá tín dụng và mức sinh lời của các giao dịch và quan hệ. Do ñó, Hiệp ước Basel I khuyến khích ngân hàng phát triển và sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng. Đồng thời, cùng với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích ñể ño lường ñược rủi ro tín dụng trong mọi hoạt ñộng nội bảng và ngoại bảng, hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng của toàn bộ danh mục ñầu tư tín dụng.

Một yếu tố quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng ñược Hiệp ước ñưa ra là Ngân hàng cần tính ñến các thay ñổi trong tương lai về các ñiều kiện kinh tế khi ñánh giá từng khoản tín dụng và danh mục ñầu tư tín dụng, và phải ñánh giá mức ñộ rủi ro tín dụng trong ñiều kiện phức tạp.

Bốn nguyên tắc từ nguyên tắc 14 ñên nguyên tắc 17 ñược ñưa ra ñể các ngân hàng bảo ñảm kiểm soát ñầy ñủ ñối với rủi ro tín dụng, cụ thể là: Ngân hàng cần xây dựng hệ thống ñánh giá liên tục, ñộc lập về các quá trình quản lý rủi ro tín dụng và kết quả ñánh giá cần ñược báo cáo trực tiếp cho Hội ñồng quản trị và Ban (Tổng) giám ñốc. Ngân hàng cần bảo ñảm rằng chức năng cấp tín dụng ñược quản lý hiệu quả và rủi ro tín dụng nằm trong các mức thống nhất với các tiêu chuẩn về thận trọng và các giới hạn nội bộ. Ngân hàng cần xây dựng và tăng cường kiểm soát nội bộ và các hoạt ñộng khác nhằm bảo ñảm các vi phạm về chính sách, thủ tục và giới hạn ñược báo cáo kịp thời cho cấp lãnh ñạo thích hợp ñể xử lý. Ngân hàng cần có hệ thống khắc phục sớm ñối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn ñề và các trường hợp cần giải quyết tương tự. Các cơ quan giám sát cần yêu cầu ngân hàng có một hệ thống phát hiện,

78

ño lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng có hiệu quả. Cơ quan giám sát cần tiến hành ñánh giá ñộc lập về các chiến lược, chính sách, thủ tục và thực hành liên quan ñến việc cấp tín dụng và quản lý liên tục ñối với danh mục ñầu tư. Cơ quan giám sát cần xem xét việc ñặt ra các giới hạn thận trọng ñể hạn chế rủi ro của ngân hàng ñối với từng bên vay hay một nhóm ñối tác có liên quan.

Bộ nguyên tắc Basel ñang rất ñược nhiều quốc gia ưa chuộng và áp dụng. Việt Nam cũng ñã và ñang tiến hành rất nhiều những sửa ñổi cần thiết về hệ thống pháp luật ñể từng bước áp dụng những nguyên tắc này như việc quy ñịnh về xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả, cơ chế minh bạch thông tin, phân loại nợ và trích lập dự phòng, các tỉ lệ bảo ñảm an toàn… nhằm ñáp ứng ñược các chuẩn mực quốc tế về kiểm soát rủi ro tín dụng.

3.2.3. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số nước trên thế giới

ạ Kinh nghim ca Nht Bn

Qua nghiên cứu về công tác quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng Nhật Bản, tác giả nhận thấy các bài học quan trọng có thể rút ra từ kinh nghiệm của các ngân hàng Nhật cụ thể như sau:

- Việc cho vay không chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng quá tham vọng càng ñược kích thích thêm do cạnh tranh trên thị trường là kết quả gây ra lỗ lãi ngân hàng. Mặt khác, do không có kinh nghiệm với những khoản vay bị thất thoát nghiêm trọng trước ñây nên các ngân hàng Nhật không biết cách quản lý khi có phát sinh lãi lỗ tín dụng.

- Các ngân hàng không hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của việc trì hoãn những biện pháp dứt khoát ñối với các khách hàng vay có rủi ro, do ñó mức lỗ lãi của ngân hàng không thể ñược giải quyết nhanh chóng và với phí tổn thấp hơn.

- Ngân hàng nên chủ ñộng trong việc ñánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi ro trong tương lai gần và xa, từ ñó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt.

79

mại, Nhà nước sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia ñể can thiệp và tất yếu ban ñiều hành các ngân hàng cũng ñược thay thế.

- Khi nền kinh tế có vấn ñề thì ngành kinh doanh ngân hàng cũng không thể hoạt ñộng tốt ñược. Cho dù ngân hàng ñóng vai trò hỗ trợ ñối với các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ, nhưng hệ thống ngân hàng cũng có thể làm tình hình xấu hơn và trì trệ sự ổn ñịnh của nền kinh tế nếu bản thân ngân hàng cũng gặp khó khăn. Nếu như phần lớn các khoản cho vay của ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp không khỏe mạnh, thì không chỉ ngân hàng hoạt ñộng không hiệu quả mà nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Hiện nay các ngân hàng Nhật ñã xử lý thành công các vấn ñề liên quan ñến tài sản không thu hồi ñược. Tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) ñóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện công tác dự phòng cần thiết cũng như xử lý những khoản nợ xấu mà trước ñây ñã từng gây ra các khoản lỗ lãi lớn kéo dài trong nhiều năm ñối với hầu hết các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng (Trang 79)