Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng (Trang 52)

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY

2.1.3. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Một trong những yêu cầu của hoạt ñộng kiểm soát rủi ro tín dụng là việc TCTD phải thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi rọ Phân loại nợ là một biện pháp nghiệp vụ – pháp lí nhằm xếp một khoản nợ vào một nhóm nhất ñịnh dựa trên việc ñánh giá về khả năng thu hồi khoản nợ ấỵ Tại Điều 82 Luật Các tổ chức tín dụng có ghi nhận nghĩa vụ của TCTD phải dự phòng rủi ro trong hoạt ñộng ngân hàng. Khoản dự phòng rủi ro này phải ñược hạch toán vào chi phí hoạt ñộng. Việc phân loại tài sản “Có”, mức trích, phương pháp lập khoản dự phòng và việc sử dụng khoản dự phòng ñể xử lí các rủi ro trong hoạt ñộng ngân hàng do Thống ñốc NHNN quy ñịnh sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ tài chính. Để thực hiện quy ñịnh trên, Thống ñốc NHNN ñã ban hành Quyết ñịnh 488/2000/QĐ-NHNN5 ngày 27/11/2000 ban hành Quy ñịnh về

việc phân loại tài sản “có”, trích lập và sử dụng dự phòng ñể xử lí rủi ro trong hoạt ñộng ngân hàng. Tuy nhiên, văn bản này vẫn còn nhiều bất cập và chưa thực sự quan

tâm ñến công tác phân loại nợ ngay từ khi khoản nợ ñó chưa quá hạn. Bên cạnh ñó, quyết ñịnh 488/2000/QĐ-NHNN5 không xác ñịnh vai trò của tài sản bảo ñảm ñối với việc trích lập dự phòng, do ñó ñã không khuyến khích ñược các TCTD thực hiện các biện pháp bảo ñảm bằng tài sản. Chính vì vậy, ngày 22/4/2005, Thống ñốc NHNN ñã ban hành Quyết ñịnh 493/2005/QĐ-NHNN ban hành Quy ñịnh về phân loại nợ, trích lập

và sử dụng dự phòng ñể xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt ñộng ngân hàng của TCTD thay

48

phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, theo ñó, các khoản nợ của TCTD ñược phân loại thành 5 nhóm với mức ñộ tăng dần của rủi rọ Hàng quý, ít nhất một lần TCTD phải xếp hạng lại các khoản nợ cho phù hợp với tình hình thực tế. Tỉ lệ trích lập dự phòng ñối với các nhóm tương ứng là 0%, 5%, 20%, 50% và 100% so với giá trị khoản nợ sau khi ñã trừ ñi giá trị của tài sản bảo ñảm. Ngoài việc trích lập dự phòng cụ thể, TCTD cũng phải trích lập dự phòng chung bằng 0,75% tổng dư nợ từ nhóm 1 ñến nhóm 4.

Sau 2 năm thực hiện, Quyết ñịnh 493/2005/QĐ-NHNN ñã bộc lộ một số bất cập. Một là, những quy ñịnh về phân loại nợ, chuyển các khoản nợ sang nhóm có rủi ro thấp hơn hoặc rủi ro cao hơn vẫn còn chung chung, khó áp dụng chính xác, chưa ñề cập hết các trường hợp khoản nợ ñược cơ cấu lại lần thứ haị Hai là, chưa thực sự tạo ra sự chủ ñộng cho TCTD trong việc ñánh giá mức ñộ rủi ro của các khoản nợ trong quá trình giám sát. Chính vì vậy, ngày 25/4/2007, Thống ñốc NHNN ñã ban hành quyết ñịnh 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa ñổi, bổ sung một số ñiều của quy ñịnh về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng ñể xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt ñộng ngân hàng của TCTD ban hành theo quyết ñịnh số 493/2005/QĐ-NHNN. Nội dung sửa ñổi tập trung vào những hạn chế của Quyết ñịnh 493/2005/QĐ-NHNN, theo ñó, các khoản nợ ñược xếp loại chặt hơn về mức ñộ kiểm soát rủi ro, ñồng thời nhấn mạnh hơn ñến vai trò của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của TCTD (ñã ñược yêu cầu thành lập theo Quyết ñịnh 493/2005/QĐ-NHNN). Bên cạnh ñó, Quyết ñịnh 18/2007/QĐ-NHNN còn xây dựng lại bảng tỉ lệ khấu trừ tối ña ñối với giá trị tài sản bảo ñảm theo hướng ñánh giá trên cơ sở mức ñộ an toàn, hạn chế việc ñánh giá theo chủ thể phát hành (mặc dù vẫn phân biệt nếu chủ thể ñó là nhà nước). Những sửa ñổi này là cần thiết và ñảm bảo cho hoạt ñộng dự phòng và xử lí rủi ro ñược thực hiện tốt hơn.

Cụ thể:

Quyết ñịnh số 18/2007/QĐ-NHNN qui ñịnh các khoản nợ và các cam kết ngoại bảng ñược xếp thành 5 thứ hạng theo thông lệ quốc tế:

49

Nhóm 1 là những khoản nợ có khả năng thu hồi ñủ gốc, lãi ñúng hạn - rủi ro ñược coi là 0%;

Nhóm 2 là những khoản nợ có khả năng thu hồi ñủ gốc, lãi ñúng hạn nhưng có

dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ- rủi ro ñược coi là 5%;

Nhóm 3 là những khoản nợ có khả năng tổn thất một phần- rủi ro ñược coi là 20%; Nhóm 4 là các khoản nợ có khả năng tổn thất cao-rủi ro ñược coi là 50%;

Nhóm 5 là các khoản nợ không có khả năng thu hồi- rủi ro ñược coi là 100%.

Về cách phân loại nợ, Quyết ñịnh 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết ñịnh 18/2007/QĐ-NHNN qui ñịnh thực hiện theo một trong hai cách.

Cách 1: pháp luật ñặt ra những tiêu chí ñịnh lượng (như: khoản nợ còn trong hạn, số ngày quá hạn, số lần tái cơ cấu thời hạn trả nợ,…) cho việc xếp một khoản nợ vào một hạng có mức ñộ rủi ro thấp nhất có thể (trong 5 hạng) còn việc xếp khoản nợ vào hạng ñó hay hạng có mức ñộ rủi ro cao hơn do TCTD tự quyết ñịnh, nhưng không ñược xếp vào hạng có mức ñộ rủi ro thấp hơn.

Cách 2: những TCTD ñủ những ñiều kiện nhất ñịnh thì ñược pháp luật trao quyền tự xây dựng hệ thống tiêu chí (còn gọi là sổ tay xếp hạng tín dụng) cho việc xếp một khoản nợ vào một trong trong 5 hạng và thực hiện xếp hạng các khoản nợ theo hệ thống tiêu chí ñó. Hệ thống tiêu chí này phải ñược NHNN chuẩn y trước khi TCTD thực hiện.

Về tần xuất ñánh giá phân loại nợ: Quyết ñịnh 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết ñịnh 18/2007/QĐ-NHNN qui ñịnh các TCTD phải thường xuyên, theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng nhưng ít nhất mỗi quí một lần phải thực hiện phân loại nợ, ñối với các khoản nợ xấu, tần xuất này là mỗi tháng một lần.

Về xử lý rủi ro tín dụng, Quyết ñịnh số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết ñịnh 18/2007/QĐ-NHNN quy ñịnh: (i) tiêu chí ñể một khoản nợ ñược coi là rủi ro, tức coi là không thể thu hồi và (ii) nguồn tài chính bù ñắp tổn thất về nợ gốc. Khoản nợ ñược coi

50

là không thể thu hồi là khoản nợ của tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản, của cá nhân bị chết và là các khoản nợ xếp ở hạng 5.

Về nguồn bù ñắp rủi ro tín dụng, Quyết ñịnh số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết ñịnh 18/2007/QĐ-NHNN cơ bản tuân thủ theo thông lệ quốc tế, bao gồm 2 nguồn: (i) dự phòng RRTD; (ii) vốn tự có. Dự phòng RRTD là nguồn trực tiếp bù ñắp cho tổn thất nợ gốc, ñược lập bằng bút toán ghi tăng chi phí hoạt ñộng với mức ñược xác ñịnh phụ thuộc vào: nợ gốc ở từng hạng, mức ñộ rủi ro qui ñịnh cho hạng và giá trị tài sản bảo ñảm của khoản nợ. Vốn tự có là nguồn bù ñắp cuối cùng cho RRTD với tư cách là nguồn bù ñắp cho lỗ kinh doanh nói chung của TCTD.

Về bộ máy quản lý RRTD, pháp luật Việt Nam không qui ñịnh một bộ máy riêng, chuyên nghiệp, ngoài việc qui ñịnh một “Hội ñồng xử lý rủi ro” với những thành viên kiêm nhiệm có nhiệm vụ xem xét kết quả xếp loại nợ, lập dự phòng RRTD, quyết nghị việc xử lý RRTD.

Hiện nay, các NHTM Việt Nam hiện ñang thực hiện xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với phạm vi hoạt ñộng, tình hình thực tế, ñặc ñiểm kinh doanh của NHTM theo tinh thần Quyết ñịnh 493 của Thống ñốc NHNN. Đây là một bước tiến ban ñầu trong tiếp cận an toàn vốn, không chỉ nhằm mục ñích phân loại nợ, mà còn nhằm ñánh giá rủi ro khoản vay, quản lý chất lượng tín dụng.

Tuy nhiên, qua quá trình áp dụng, Quyết ñịnh 493 và Quyết ñịnh 18 ñã bộc lộ một số những nhược ñiểm cơ bản cần ñược chỉnh sửa như sau:

- Các quy ñịnh về phân loại nợ, trích lập dự phòng chưa quy ñịnh ñầy ñủ với các khoản mục Tài sản “Có” có phát sinh rủi ro tín dụng như: Các loại tiền gửi tại các TCTD khác; Các chứng khoán nợ giữ ñến ngày ñáo hạn; Các loại công cụ chuyển nhượng…

- Trong quá trình áp dụng, hầu hết các TCTD thực hiện phân loại nợ theo quy ñịnh tại Điều 6 Quyết ñịnh 493 ñều có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Tuy nhiên, các TCTD

51

chưa có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ñể hỗ trợ việc phân loại nợ và quản lý chất lượng tín dụng. Điều này cho thấy kết quả phân loại nợ chưa phản ánh ñúng chất lượng nợ của các TCTD.

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (HTXHTDNB) quy ñịnh tại QĐ 493 mới chung chung, không cụ thể, do ñó các TCTD khi xây dựng gặp nhiều khó khăn; mức ñộ hoàn thành và chất lượng của HTXHTDNB chưa tốt.

- Đã có một số TCTD ñã xây dựng ñược HTXHTDNB tương ñối khoa học. Trong ñó, có 03 TCTD ñã trình và ñược NHNN chấp thuận cho thực hiện phân loại nợ theo quy ñịnh tại Điều 7 Quyết ñịnh 493. Tuy nhiên, do không có quy ñịnh cụ thể ñối với HTXHTDNB, do ñó TCTD nói chung và một số TCTD ñã xây dựng hệ thống này chưa ñánh giá và khai thác hết vai trò, lợi ích của việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong việc quản lý chất lượng tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi rọ Do các TCTD tự xây dựng theo một phương pháp riêng ñã tạo nên sự khong thống nhất giữa các TCTD trong việc quản lý chất lượng tín dụng, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng ñể xử lý rủi ro; ñồng thời việc quản lý của Cơ quan quản lý Nhà nước ñối với việc các TCTD phân loại nợ theo Điều 7 Quyết ñịnh 493 gặp nhiều khó khăn, không thống nhất.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)