Cơ sở ñể nâng cao vai trò của pháp luật ñối với quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng (Trang 40 - 43)

Để nâng cao vai trị của pháp luật đối với quản lý rủi ro tín dụng nói riêng, hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng nói chung khơng chỉ cần một hệ thống pháp luật ñầy ñủ, tiên tiên mà cịn cần có các biện pháp để ñưa pháp luật vào ñời sống, trở thành công cụ quản lý của các Tổ chức tín dụng. Hay nói cách khác, để pháp luật thực sự phát huy vai trị điều chỉnh cơng tác quản lý rủi ro cần có sự kết hợp giữa công tác xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật.

Xây dựng pháp luật hiểu một cách ñơn giản, là việc ñặt ra các quy tắc pháp lý làm chuẩn mực cho cách xử sự của công dân, tổ chức (quy phạm pháp luật) theo các phương thức khác nhau và thể hiện chúng dưới những hình thức của pháp luật; có thể là tập quán, tiền lệ pháp hay văn bản quy phạm pháp luật. Là một hoạt ñộng nhà nước, xây dựng pháp luật ñược bắt đầu từ khâu hoạch định chính sách pháp luật, nhằm xác ñịnh mục tiêu, quan ñiểm, nguyên tắc xử lý các quan hệ cần ñiều chỉnh pháp luật.

Thực hiện pháp luật – xét trong quy trình "quản lý nhà nước bằng pháp luật", là sự tiếp nối xây dựng pháp luật, gồm toàn bộ các hoạt ñộng nhằm ñưa các quy phạm

36

pháp luật vào ñời sống nhà nước, xã hội và sinh hoạt của công dân. Về bản chất, thực hiện pháp luật là q trình hiện thực hố pháp luật, làm bộc lộ và phát huy những giá trị tiềm năng của pháp luật trong thực tế.

Xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật có quan hệ tương tác, mang tính biện chứng với nhaụ Xây dựng pháp luật là hoạt ñộng sáng tạo từ thực tế, là sự phản ánh quá trình thực hiện pháp luật. Thực hiện pháp luật, đến lượt mình trở thành thực tiễn sinh ñộng kiểm nghiệm chất lượng xây dựng pháp luật; chất lượng này ñược biểu hiện ở mối quan hệ biện chứng giữa hiệu lực và hiệu qủa của ñạo luật ñược ban hành.

Từ mối quan hệ giữa xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật như đã phân tích ở trên có thể rút ra những ý nghĩa thực tiễn ñể nâng cao vai trò của pháp luật trong quản lý rủi ro tín dụng nói riêng, đảm bảo an tồn hoạt động ngân hàng nói chung như sau:

- Thứ nhất, pháp luật về quản lý rủi ro cần ñược xây dựng ñầy ñủ, minh bạch trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế nhưng phải có sự nghiên cứu phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Trong ñiều kiện hiện nay, không phải cứ áp dụng một mơ hình pháp luật chuẩn về quản lý rủi ro tín dụng thì sẽ hạn chế được rủi ro tín dụng và có thể được các TCTD vận hành và sử dụng như một công cụ quản lý rủi ro hiệu quả;

- Thứ hai, phải coi trọng, thường xuyên tổng kết thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật, lắng nghe ý kiến của các TCTD và các chuyên gia ñể kịp thời ñiều chỉnh các quy ñịnh của pháp luật, từng bước hồn thiện và hiện đại hóa pháp luật về quản lý rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.

- Thứ ba, nếu các quy định của pháp luật khơng hướng các TCTD ñến việc nhận thức ñúng ñắn về quản lý rủi ro, tự xác ñịnh trách nhiệm của mình trong cơng tác quản lý rủi ro mà chỉ hướng tới việc kiểm soát, quản lý cứng nhắc sẽ dẫn đến tình trạng các TCTD đối phó với các quy ñịnh của pháp luật. Rủi ro vẫn tiềm ẩn và không thể kiểm sốt được.

37

Với những vai trò quan trọng quan trọng nêu trên, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý rủi ro là yêu cầu cấp thiết. Quản lý rủi ro bằng pháp luật là quá trình xây dựng và thực thi các chính sách, các quy định pháp luật, các biện pháp quản lý, giám sát các hoạt ñộng tín dụng khoa học và hiệu quả nhằm tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế, và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu nhằm ñạt ñược các mục tiêu an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng, và phát triển bền vững ñối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Pháp luật về quản lý rủi ro tín dụng phải hướng vào việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng và khơng ngừng nâng cao chiến lược hoạt động tín dụng ngay cả trong những điều kiện thị trường ñầy biến ñộng, nguy cơ rủi ro không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, ñể hệ thống pháp luật về quản lý rủi ro phát huy hiệu quả trên thực tiễn, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật này chỉ là ñiều kiện cần, cơ quan nhà nước còn phải thiết lập cơ chế thực thi nghiêm minh các quy ñịnh pháp luật này trên thực tiễn.

Những ñịnh hướng ñổi mới tồn diện của ngành ngân hàng, đặc biệt nhận thức và quan ñiểm về vấn ñề an toàn hệ thống ngân hàng thể hiện quyết tâm, ý chí của Ðảng, Chính phủ nhằm phát triển ngành ngân hàng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn tạo ñộng lực cho ổn ñịnh và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoàn thiện các quy ñịnh pháp luật về quản lý rủi ro tín dụng, cải cách hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng ñược xem như là khâu trọng tâm ñể tạo ra sự phát triển ñột phá trong lĩnh vực ngân hàng, tạo hành lang pháp lý minh bạch ñể các TCTD hoạt ñộng an toàn và hiệu quả.

38

CHƯƠNG 2.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)