Kinh nghiệm của Mỹ:

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng (Trang 84)

Trên cơ sở nghiên cứu về một số ngân hàng cho vay thành công ở Mỹ, chúng ta có thể rút kết ra ñược những kinh nghiệm trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả như sau: - Các ñơn vị cho vay hiệu quả thường nuôi dưỡng một mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với bên ñi vaỵ Kết quả là những người cho vay sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tài chính của khách hàng và có ñược lợi nhuận khi bán các sản phẩm tài chính ña dạng, trong khi ñó bên vay sẽ có ñược một nguồn hỗ trợ lâu dài cùng với dịch vụ tín dụng.

- Các ñơn vị cho vay hiệu quả thường căn cứ nhiều hơn vào việc ñánh giá tình trạng của từng bên vay hơn là vào các phương pháp và công thức tự ñộng ví dụ như chấm ñiểm tín dụng. Hơn thế nữa, các ñơn vị cho vay thấy rằng chấm ñiểm tín dụng có thể loại trừ mất các khách hàng tiềm năng tốt, những khách hàng không có ñủ số lượng năm có lãi, số năm có lãi tối thiểu là một tiêu chí ñể xác ñịnh dự án khả thi trong tương laị

80

- Các ñơn vị cho vay hiệu quả tránh sử dụng những ñơn vị môi giới, vì các ñơn vị môi giới không có ñộng cơ ñể ñem lại các khoản vay có chất lượng cao hơn do họ ñược trả không căn cứ vào chất lượng khoản vaỵ

- Các ñơn vị cho vay hiệu quả thường yêu cầu bên vay phải chứng tỏ ñược kinh nghiệm của mình trong kinh doanh.

- Các ñơn vị cho vay hiệu quả thường yêu cầu bên vay cung cấp thế chấp cả tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp cho dù là tài sản ñảm bảo có cần thiết hay không ñể tạo ra ñộng lực về tâm lý cho bên vay ñối với khoản vaỵ

- Các ñơn vị cho vay hiệu quả thường tập trung quyết ñịnh cho vay ñể bảo ñảm tính thống nhất và kiểm soát.

- Các ñơn vị cho vay hiệu quả yêu cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay họ cho vaỵ Bởi vì quyết ñịnh tín dụng chỉ tốt khi thông tin trình bày, việc phân tích phải ñầy ñủ, ña số các ñơn vị cho vay ñều tin vào trách nhiệm của cán bộ cho vaỵ

- Các ñơn vị cho vay hiệu quả ñều nhấn mạnh việc thẩm ñịnh khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vaỵ Họ tin rằng việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm ñịnh sẽ dẫn ñến khoản nợ xấụ Thêm vào ñó, cho vay các khoản nợ có rủi ro sẽ không ñáng nếu tính ñến khối lượng công việc phải thực hiện ñể khoản vay không bị quá hạn.

- Các ñơn vị cho vay hiệu quả áp dụng hệ số tín nhiệm cho các khoản vay mới và thẩm ñịnh lại hệ số này theo ñịnh kỳ trong suốt thời hạn của khoản vaỵ Tất cả các ñơn vị cho vay ñều hoặc ñã có một hệ thống chấm hệ số tín nhiệm hoặc có kế hoạch ñể tạo ra một chương trình chấm ñiểm. Hệ thống này khác với chấm ñiểm tín dụng, ñược sử dụng trước ñó ñể ra quyết ñịnh vay vốn.

- Các ñơn vị cho vay hiệu quả luôn theo dõi ñể xác ñịnh sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu trong tương laị Cách tốt nhất ñể xác ñịnh sớm các dấu hiệu là luôn giữ mối liên hệ với khách hàng, không ñợi cho ñến khi khoản vay trở nên quá hạn.

81

- Các ñơn vị cho vay thành công xác ñịnh nợ xấu sớm và bắt ñầu các nỗ lực thu hồi nợ rất mạnh mẽ. Một trong những công việc thường xuyên của các bên cho vay là sự tích cực khi họ xác ñịnh và tìm kiếm khả năng thu hồi các khoản nợ chỉ trong vài ngày kể từ khi khoản vay bị trễ.

- Các ñơn vị cho vay hiệu quả nhấn mạnh vào lối ra cho các khoản nợ xấu và tránh việc thu hồi nợ. Việc tất toán khoản nợ xấu chỉ nên xem xét khi ñó là cách cuối cùng ñể thu hồi khoản vay có vấn ñề, vì thu hồi có thể hiệu quả hơn thông qua việc tiếp tục trả nợ của một doanh nghiệp vẫn ñang hoạt ñộng hơn là phải tất toán tài sản.

Ngày nay, khủng hoảng tín dụng tại Mỹ rất nghiêm trọng và lan sang các nước khác, nó ảnh hưởng không nhỏ ñến nền kinh tế Mỹ. Đến nay ñã có tới 117 ngân hàng Mỹ thuộc diện “có vấn ñề” (theo công bố của Federal Deposit Insurance Corporation - Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ FDIC) và hơn 10 ngân hàng Mỹ bị phá sản. Nguyên nhân là do các ngân hàng mất khả năng thanh khoản do danh sách các khoản nợ khó thu hồi tăng cao, dùng huy ñộng tiền gửi cho vay bất ñộng sản ñồng nghĩa với việc lấy ngắn nuôi dài, không thẩm ñịnh nguồn trả nợ, cho vay dưới chuẩn, ñến khi giá bất ñộng sản tụt dốc không phanh, các khoản nợ không thu hồi ñược, ngân hàng mất khả năng chi trả các khoản tiết kiệm ñến hạn, tình hình kinh tế khủng hoảng, các doanh nghiệp Mỹ rơi vào tình cảnh khó khăn phá sản, các khoản ñầu tư của ngân hàng cũng từ ñó thua lỗ,…

Từ cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ, cho thấy nguyên nhân xuất phát phần lớn từ việc quản lý kiểm soát khoản vay kinh doanh bất ñộng sản và chứng khoán còn yếu kém, chất lượng tín dụng không ñược coi trọng, có nhiều khoản cho vay dưới chuẩn, không thẩm ñịnh kỹ trước khi cho vay, sử dụng nguồn huy ñộng ngắn hạn ñể ñầu tư vào những khoản dài hạn như bất ñộng sản nên không tránh khỏi rủi ro mất khả năng thanh toán và không thu hồi ñược nợ. Đó cũng là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam khi rơi vào tình trạng tương tự

82

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng (Trang 84)