ở nước ta hiện nay có rất nhiều loại doanh nghiệp có hình thức pháp lý khác nhau như: doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,
1.2.2.2 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
Quản trị tài chính doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều nhân tố ở bên ngoài doanh nghiệp, như sự phát triển của thị trường tài chính, sự ổn định về chính trị, sự ổn định của thị trường, sự phát triển của nền kinh tế xã hội; quan điểm đường lối của Đảng, hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước, đặc biệt là chính sách thuế, chính sách tài chính - tiền tệ; sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc gia, sự tiến bộ của khoa học công nghệ...
- Sự phát triển của thị trường tài chính
Thị trường tài chính có thể phân chia thành nhiều loại tuỳ thuộc vào cơ sở tiếp cận khác nhau: Thị trường tài chính chính thức (được pháp luật bảo vệ) và thị trường khơng chính thức (chợ đen, tự do,..); Thị trường tài chính ngắn hạn (thị trường tiền tệ) và thị trường tài chính dài hạn ( thị trường vay nợ dài hạn và thị trường chứng khốn); thị trường tài chính trực tiếp và thị trường tài chính gián tiếp. Một thị trường tài chính chính thức phát triển và hồn thiện nó có cả thị trường tài chính ngắn hạn và dài hạn, thị trường tài chính trực tiếp và gián tiếp nhằm bảo đảm đa dạng hoá các kênh dẫn vốn, các cơng cụ tài chính, tạo ra tính cạnh tranh nhằm có thể huy động tối đa, đồng thời phân bổ sử dụng vốn có hiệu quả theo nguyên tắc thị trường.
Thị trường tài chính phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình huy vốn và sử dụng vốn nói riêng, cơng tác quản trị tài chính doanh nghiệp nói chung. Nó khơng chỉ tạo ra một sức Ðp sử dụng vốn có hiệu quả, mà cịn tạo cơ hội cho mọi nguồn vốn của doanh nghiệp, kể cả các món nhỏ tạm thời nhàn rỗi có thể sinh lời.
Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội; quan điểm đường lối của Đảng, hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước, đặc biệt là chính sách thuế, chính sách tài chính - tiền tệ... tạo nên mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Một môi trường kinh doanh tốt, thơng thống, thuận lợi sẽ có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng cơng tác quản trị tài chính doanh nghiệp và ngược lại. - Sự phát triển của hệ thống giáo dục, đào tạo quốc gia liên quan trực tiếp đến yếu tố con người, nhân tố quyết định của chất lượng công tác quản trị. Tài năng và trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động sáng tạo của con người không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, tự phát mà phải trải qua một quá trình chuẩn bị và đào tạo cơng phu, bền bỉ, có hệ thống. Giáo dục đào tạo ngày nay được đánh giá không phải là yếu tố phi sản xuất, tách rời sản xuất mà là yếu tố bên trong, yếu tố cấu thành của nền sản xuất xã hội. Không thể phát triển kinh tế nếu giáo dục, đào tạo không phát triển, không được đầu tư. Hệ thống giáo dục, đào tạo quốc gia nh thế nào sẽ cho những sản phẩm, con người tương xứng. Chất lượng công tác quản trị tài chính cũng do con người tạo ra, do vậy sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc gia có ảnh hướng đến quản trị tài chính doanh nghiệp.
Tóm lại, quản trị tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, các nhân tố này có quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau. Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trong từng thời kỳ cũng khác nhau. Việc thấu hiểu và đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng và sự tác động qua lại giữa các nhân tố đó sẽ giúp cho những nhà quản lý, điều hành tài chính doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả quá trình hoạch định và thực thi các cơng tác quản trị tài chính của mỗi doanh nghiệp.