ở thị trườngcủa Cơng ty xăng dầu Hà Sơn Bình hiện tại chỉ có 4 đối thủ
3.1.1.2 Nhận định cơ hội và thách thức, điểm mạnh và điểm yếu
* Cơ hội
- Các nhà đầu tư mới muốn tham gia vào lĩnh vực kinh doanh xăng dầu nội địa trong một vài năm tới, sẽ gặp một rào cản lớn về pháp lý do Nhà nước có những qui định rất chặt chẽ đối với các doanh nghiệp kinh doanh và nhập khẩu xăng dầu. Đây là cơ hội để Công ty sớm thiết lập hệ thống phân phối của mình đảm bảo tính ổn định, lâu dài.
- Đường mịn Hồ Chí Minh đi qua 2 tỉnh Hà Tây và Hồ Bình được hình thành và thơng tuyến, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng, thúc đẩy phát triển kinh tế đồng thời xuất hiện nhu cầu xăng dầu tăng lên.
- Nhu cầu sử dụng xăng dầu cho các phương tiện giao thông cá nhân và nhu cầu sử dụng xăng dầu của các hộ tiêu dùng công nghiệp trên địa bàn sẽ tiếp tục tăng là cơ hội để mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
- Khi nhà nước mở cửa thị trường xăng dầu, Cơng ty có thể mở rộng thị trường vào những địa bàn có đường vận động hàng hố hợp lý và nhu cầu tiêu dùng xăng dầu cao nh : Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam Ninh...
* Thách thức
- Là một doanh nghiệp nhà nước, cơng ty sẽ có những khó khăn trong quản lý, điều hành, hạn chế khi tham gia cạnh tranh trên thị trường và khó khăn trong việc huy động các nguồn lực từ bên ngoài.
- Việc phát triển mạng lưới cửa hàng bán lẻ tại các tỉnh, đặc biệt là Hà Tây rất khó khăn do đã có quá nhiều đại lý xăng dầu và các cơ chế, thủ tục phức tạp, chưa rõ ràng của các cơ quan quản lý Nhà nước.
- Trong tiến trình hội nhập, việc xuất hiện các Nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào kinh doanh xăng dầu là không thể tránh khỏi. Đây là những đối thủ có tiềm lực về tài chính, có kinh nghiệm và trình độ quản lý kinh doanh là thách thức đối với Công ty trong việc giữ vững thị phần.
-Việc cạnh tranh đối với mảng thị trường khách hàng công nghiệp sẽ diễn ra quyết liệt hơn sau khi các đối tác cạnh tranh thiết lập xong hệ thống đại lý, tổng đại lý.
- Các sản phẩm thay thế làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông như LPG, điện năng,… và các sản phẩm thay thế làm nhiên liệu đốt lò như LPG, than trong tương lai sẽ làm giảm 1 phần nhu cầu xăng dầu trên thị trường.
- Khách hàng ngày càng có yêu cầu cao hơn về chất lượng dịch vụ bán hàng. - Khi Nhà nước chuyển đổi kinh doanh xăng dầu thật sự theo cơ chế thị trường, không bù giá cho kinh doanh xăng dầu. Các doanh nghiệp sẽ tự quyết định giá bán (có sự quản lý của Nhà nước), khi đó giá xăng dầu tại các vùng xa, miền núi sẽ cao hơn rất nhiều so với đầu nguồn (do chi phí vận chuyển lớn). Khách hàng sẽ tập trung mua xăng dầu với giá thấp hơn ở vùng đầu nguồn. Cơng ty có địa bàn kinh doanh ở hai tỉnh miền nói Sơn La và Hồ Bình xa đầu nguồn, do vậy sản lượng bán có thể sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng.
* Điểm mạnh
- Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình có thị phần chi phối trên địa bàn, là đơn vị dẫn dắt thị trường.
- Cơng ty có hệ thống cơ sở vật chất bao gồm kho, cửa hàng được xây dựng qua nhiều năm mà các đơn vị khác khơng thể có trong một thời gian ngắn.
- Vị trí địa lý kho đầu mối của Công ty khá thuận lợi trong việc tạo nguồn và đưa hàng đến các cửa hàng, khách hàng. Kho đầu mối của Cơng ty có thể nhập hàng bằng cả đường ống, đường thuỷ và đường bộ.
- Cơng ty có hệ thống phân phối rộng khắp, đặc biệt mạng lưới bán lẻ của Cơng ty được phủ kín ở tất cả các thành phố, huyện lỵ trong khi các đối tác khác với số cửa hàng không đáng kể (chủ yếu bán hàng qua hệ thống đại lý).
- Qua nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã xây dựng được hình ảnh tốt với khách hàng, có uy tín trên thị trường. Thương hiệu của ngành đã được thị trường biết đến và đánh giá cao.
* Điểm yếu
- Cơng ty có khá nhiều cửa hàng bán lẻ ở dạng liên doanh, liên kết sắp đến thời hạn kết thúc hợp đồng sẽ là một khó khăn lớn cho Cơng ty trong việc duy trì ổn định thị phần bán lẻ trực tiếp.
- Vị trí văn phịng Cơng ty và Kho đầu mối ở xa các điểm cấp hàng ( Hồ Bình và Sơn La) khó khăn trong việc quản lý và vận chuyển hàng hoá.
- Hệ thống bán hàng của Công ty bao gồm rất nhiều đại lý, tổng đại lý là các doanh nghiệp tư nhân. Nhưng sự ràng buộc giữa Công ty với các đại lý còn chưa chặt chẽ. Đây là điểm yếu mà các đối thủ cạnh tranh có thể khai thác để lơi kéo, thâm nhập thị trường.
- Chi phí kinh doanh của Cơng ty cao hơn các đầu mối nhập khẩu khác.
- Cơng ty khơng có phương tiện vận tải chuyên chở xăng dầu mà phải đi thuê ngoài. Tuy nhiên hiện nay chất lượng vận tải của đơn vị được thuê còn kém, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và khả năng phát triển khách hàng của Công ty trong môi trường cạnh tranh gay gắt.
- Sự nhìn nhận, hiểu biết, tư duy về thị trường, cạnh tranh và công tác quản trị kinh doanh, quản trị tài chính của Cơng ty cịn hạn chế.
- Sự chuyển đổi mơ hình chậm trễ, khó khăn trong việc sớm thích ứng với thị trường.
Tóm lại :
Trong giai đoạn 2007 đến 2015 môi trường kinh tế, luật pháp, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế, đối tác cạnh tranh, … trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu sẽ có sự thay đổi. Bên cạnh đó Cơng ty xăng dầu Hà Sơn Bình cũng có những điểm
mạnh và điểm yếu nhất định cần được đánh giá phân tích để nắm bắt cơ hội vượt qua thách thức và có được định hướng đúng đắn trong quá trình phát triển Công ty,
Để đạt được mục tiêu ln giữ vai trị chủ đạo trên địa bàn, có khả năng dẫn dắt và định hướng thị trường; mở rộng và đáp ứng tốt nhu cầu thị trường; không ngừng nâng cao uy tín và vị thế của Cơng ty, kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững; đảm bảo ổn định và cải thiện đời sống của người lao động, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tÕ của xã hội và địa phương thì việc phải phát triển thị trường và chuyển đổi mơ hình hoạt động là một địi hỏi quan trọng trong q trình phát triển của Công ty.