cổ phần.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà Nước về việc đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước, nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng công tác quản trị tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn mới, thì sự lựa chọn chuyển đổi mô hình quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty hiện nay sang mô hình công ty cổ phần là phù hợp với sự phát triển của Công ty cả về phương diện lý luận và tình hình thực tiễn.
Tại đại hội lần thứ IX, Đảng ta đã chỉ rõ " tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước để thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế...Chuyển các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh sang hoạt động theo cơ chế công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần ".
Tại đại hội lần thứ X, đảng ta đã khẳng định " Khẩn trương hoàn thành kế hoạch sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước theo hướng hình thành công ty nhà nước đa sở hữu, chủ yếu là các công ty cổ phần." Và " Đẩy mạnh và mở rộng diện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, kể cả các tổng công ty..."
Chính phủ đã ban hành Nghị định số: 63/2001/NĐ -CP ngày 14/9/2001 về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoặc công ty cổ phần; Chỉ thị số 04/2002/CT -TTg ngày 08/2/2002 tiếp tục sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; nghị định số 64/2002/NĐ - CP
ngày 19/6/2002 của Chính phủ v/v chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.v.v.
Theo các qui định này Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đang lựa chọn và quyết định mô hình chuyển đổi. Với các phương án đổi mới doanh nghiệp đưa ra thì các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu sẽ trở thành các công ty cổ phần (đa sở hữu, trong đó Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, đại diện phần vốn Nhà nước sẽ là cổ đông chi phối).
Với mô hình hiện nay việc tự chủ, chủ động trong kinh doanh của Công ty có những hạn chế nhất định. Các tập thể cá nhân còn Ýt nhiều ỉ lại, thụ động trông chờ vào Nhà nước; cơ chế " xin - cho", "bao cấp", " của chung không ai khóc" còn tồn tại. Đặc biệt mối quan hệ tài chính giữa Công ty với Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc còn nhiều bất cập bởi tính không rõ về chủ sở hữu. Các biện pháp hành chính về điều hành quản trị tài chính cũng tỏ ra còn nhiều hạn chế đòi hỏi phải có mô hình mới phù hợp, đó chính là mô hình: công ty cổ phần. Do vậy có thể nói một trong những định hướng cần thiết phát triển của Công ty là chuyển đổi mô hình hiện nay của Công ty sang mô hình công ty cổ phần.
Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó các Cổ đông cùng góp vốn, cùng tham gia quản lý, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu rủi ro tương ứng với phần vốn góp.
Mục tiêu của việc chuyển mô hình hoạt động hiện nay của Công ty sang mô hình công ty cổ phần, không ngoài mục đích:
- Góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của Công ty; tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động; tạo ra động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và của doanh nghiệp.
- Thuận lợi trong việc tăng cường hơn công tác quản trị tài chính, phát triển nguồn tài chính của Công ty; Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm: các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển doanh nghiệp.
- Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông; tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp: bảo đảm hài hoà lợi Ých của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động.
Hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp đó là: giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để thu hút vốn, hoặc bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Trong cả hai hình thức, do xăng dầu là mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế, nên Tổng công ty xăng dầu Việt Nam sẽ được Nhà nước uỷ quyền quản lý phần vốn Nhà nước góp và trở thành Cổ đông chi phối.
Khi chuyển đổi sang công ty cổ phần, sẽ có những thay đổi về cơ chế tài chính và quản lý nh sau:
Mô hình Công ty hiện nay
Mô hình Công ty cổ phần
- Hoạt động trên cơ sở của luật doanh nghiệp Nhà nước.
- Là đơn vị thành viên của Tổng công ty xăng dầu Việt nam.
- Là pháp nhân kinh tế độc lập, có quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật.
- Tổng vốn = tổng vốn khối văn phòng + vốn các chi nhánh, xí nghiệp; cơ cấu nguồn lực tài chính không có chiều sâu.
- Công ty được Tổng công ty thay mặt nhà nước giao vốn.
- Có những khó khăn nhất định, hoặc còn thiếu chủ động trong công tác quản trị tài chính
- Động lực và khả năng huy động
- Hoạt động trên cơ sở của luật doanh nghiệp.
- Là công ty con của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam ( công ty mẹ).
- Là pháp nhân kinh tế độc lập, có quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật.
- Tổng vốn = Tổng vốn các cổ đông. Cơ cấu nguồn lực tài chính có chiều sâu hơn.
- Tổng công ty (công ty mẹ) nh một công ty tài chính đầu tư vốn và tài sản vào công ty.
- Hoàn toàn chủ động trong công tác quản trị tài chính.
được những kỹ năng, chuyên môn, trí thức của CBCNV còn hạn chế.
- Khả năng huy động vốn từ bên ngoài gặp những hạn chế nhất định. - Công ty được Tổng công ty tài trợ một phần vốn lưu động thông qua công nợ định mức và hàng hoá tồn kho.
- Công ty và các chi nhánh xí nghiệp trực thuộc hạch toán, doanh thu, chi phí, lợi nhuận và thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước theo luật định.
- Lợi nhuận đạt được phụ thuộc một phần vào cơ chế chính sách của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam
- Chịu sự giám sát của các cơ quan chức năng của nhà nước, của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (đôi khi chồng chéo, thiếu hiệu quả).
được những kỹ năng, chuyên môn, trí thức của nhiều người.
- Khả năng huy động vốn thuận lợi nếu công ty làm ăn có hiệu quả.
- Thực hiện cơ chế vay vốn lưu động và trả lãi suất với Tổng công ty nh một tổ chức tài chính, hoặc vay các nhân, tổ chức kinh kinh tế khác nếu xét thấy hiệu quả.
- Về cơ bản vẫn nh cò song sẽ tạo ra tính chủ động của công ty còng nh các đơn vị trực thuộc vì tính chất sở hữu được rõ hơn.
- Lợi nhuận đạt được về cơ bản không phụ thuộc vào Tổng công ty.
- Chịu sự giám sát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, của Ban kiểm soát và đặc biệt là của các Cổ đông và các nhà đầu tư ( giám sát chặt chẽ có hiệu quả ).
Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và chính phủ về việc sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, việc chuyển đổi mô hình hiện nay của Công ty sang mô hình công ty cổ phần sẽ làm thay đổi căn bản về cơ chế tài chính của Công ty theo hướng tích cực, đòi hỏi công ty phải tăng cường hơn về công tác quản trị tài chính. Quá trình này không chỉ có thể làm tăng tổng lượng vốn kinh doanh của Công ty mà nó còn làm cho cơ cấu tài chính có chiều sâu, nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn, khắc phục được một cách cơ bản những hạn chế hiện nay trong quá trình giao, nhận, vay, trả vốn và tính lãi suất tiền vay trả, làm minh bạch các dòng tài chính
trong nội bộ Tổng công ty xăng dầu Việt Nam nói chung và Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình nói riêng.
Phát triển thị trường; Chuyển đổi mô hình hoạt động của Công ty sang mô hình công ty cổ phần là những định hướng cơ bản góp phần tăng cường công tác quản trị tài chính và phát triển Công ty trong giai đoạn 2007-2015. Phát triển thị trường, chuyển đổi mô hình quản lý hoạt động kinh doanh sẽ thúc đẩy, tăng cường chất lượng công tác quản trị tài chính. Ngược lại, công tác quản trị tài chính có chất lượng là một điều kiện cần thiết, quan trọng để phát triển thị trường và đảm bảo cho sự thành công của quá trình chuyển đổi mô hình, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thực tế. Đó là những vấn đề quan trọng, là những yếu tố quyết định