Đừng nói với DEERE &COMPANY về tín hiệu thị trường

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị tài chính Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị tài chính tại Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình (Trang 107 - 109)

ở thị trườngcủa Cơng ty xăng dầu Hà Sơn Bình hiện tại chỉ có 4 đối thủ

1.1Đừng nói với DEERE &COMPANY về tín hiệu thị trường

Các kinh nghiệm của Deere & Company, nhà sản xuất thiết bị nông nghiệp lớn nhất thế giới, cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, là một bài học sinh động cho tính linh hoạt về tài chính, việc sử dụng tài chính như một vũ khí cạnh tranh, và sức mạnh của tín hiệu thị trường.

Câu chuyện bắt đầu vào năm 1976, giá dầu lên, tỷ lệ lạm phát lên cao, và lãi suất tăng cao kỷ lục đã khiến ngành công nghiệp sản xuất nơng cụ rơi vào vịng xốy khốc liệt. Có chính sách tài chính thận trọng hơn các đối thủ chính, các cơng ty Massey Ferguson và Intenational Harvester, công ty Deere đã chọn thời điểm này để sử dụng sức mạnh “ bảng cân đối kế tốn” ưu việt của mình như là một vũ khí cạnh tranh chủ yếu ( tỉ lệ nợ thấp). Trong khi các đối thủ cạnh tranh cắt giảm hoạt động vì gánh nặng của lãi suất cao và các khoản nợ lớn, thì Deere lại đi vay tiền thoải mái để huy động cho các dự án đầu tư chính của mình và hỗ trợ tài chính cho các đại lý bán hàng đang hồi khó khăn. Chiến lược này đã làm cho cổ phiếu trên thị trường của ba công ty thuộc Deere tăng từ 38% vào năm 1976 lên tới 49 % vào năm 1980. Đó chính là giá trị về tính linh hoạt tài chính của cơng ty Deere.

Nhưng vào cuối năm 1980, với số lượng tiền vay nợ Ýt đi và thị trường nơng cụ vẫn cịn trong vịng khủng hoảng, Deerelại phải đối mặt với khó khăn trong việc lựa chọn giữa cắt giảm chương trình mở rộng phát triển và phát hành thêm cổ phiếu mới vào lúc ngành công nghiệp sản xuất đang hồi lao đao. Vào ngày 5/1/1981, công ty đã thông báo phát hành thêm 172 triệu USD cổ phiếu mới và phải chứng kiến giá trị thị trường của các cổ phiếu hiện tại giảm xuống mất 241 triệu USD. Tác động của việc thông báo này mạnh mẽ biết nhường nào, giá trị cổ phiếu hiện tại của Deere đã giảm hơn số lượng tiền mà Deere có được do phát hành cổ phiếu mới.

Mặc dù có các phản ứng tiêu cực của thị trường như vậy, ban lãnh đạo của Deere vẫn tin tưởng vào tác dụng dài hạn của chiến lược do mình vạch ra, nên họ vẫn cắn răng phát hành thêm cổ phiếu mới, và sử dụng chúng để giảm các khoản nợ. Do đó, Deere lại có thể vay được khoản tiền cần thiết và có đủ tính linh hoạt tài chính cần thiết trở lại tiếp tục thực hiện việc mở rộng sản xuất, trong khi các đối thủ chính của cơng ty cịn đang sa lầy trong cơn khủng hoảng.

Chiến lược khơn ngoan của Deere khó mà định lượng. Cơng ty đã chiếm lĩnh thị trường nông cụ. Tuy nhiên sau khi đạt suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 14% vào các năm 1989 và 1990, cơng ty lại rơi vào vịng lao đao ở các năm 1991 và 1992. Nhưng các nhà phân tích ước tính năm 1994 cơng ty có mức sinh lời

khoảng 20% hoặc cao hơn. Trong khi đó, giá cổ phiếu của Deere đã tăng từ mức thấp là Deere 20 USD vào năm 1986 lên tới 60-90 USD trong nửa đầu năm 1994.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị tài chính Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị tài chính tại Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình (Trang 107 - 109)