Thực trạng tình hình tài chính của Cơng ty xăng dầu Hà Sơn Bình

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị tài chính Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị tài chính tại Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình (Trang 57 - 61)

ở nước ta hiện nay có rất nhiều loại doanh nghiệp có hình thức pháp lý khác nhau như: doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,

2.2.3Thực trạng tình hình tài chính của Cơng ty xăng dầu Hà Sơn Bình

Thực trạng tình hình tài chính của Cơng ty được phản ánh qua một số chỉ tiêu tại bảng 2.1; 2.2 và 2.3.

Qua các chỉ tiêu tài chính nêu trên có thể đánh giá tình hình tài chính của Công ty như sau:

Một là: Trong giai đoạn 2003-2006 Cơng ty xăng dầu Hà Sơn Bình đã đạt được sự tăng trưởng khá cao về qui mô doanh thu; hiệu quả sử dụng vốn có xu hướng tăng, nhưng ở mức thấp.

Sự tăng trưởng về qui mơ doanh thu, giảm chi phí và hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá khái quát qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Doanh thu năm 2006 tăng 105,8 % so với năm 2003, trung bình mỗi năm tăng 26,2%

- Chi phí trên 1000đ doanh thu giảm từ 52 đồng năm 2003 xuống cịn 42 đồng năm 2006.

- Tỷ lệ tổng chi phí trên tổng doanh thu cũng giảm qua các năm: từ 5,25% năm 2003 đến năm 2006 còn 4,18%.

- Lợi nhuận sau thuế có xu hướng tăng, nhưng ở mức rất thấp:

+ Hệ số doanh lợi trên vốn: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Năm 2003 hệ doanh lợi trên vốn là 0,0047, năm 2004 là 0,0136 (tăng 189%), năm 2005 là 0,0203 ( tăng 49% so với năm 2004), đến năm 2006 là 0,0135 ( giảm 32 % so với năm 2005). Trong 04 năm, mặc dù vốn kinh doanh hàng năm liên tục

tăng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, nhưng hệ số doanh lợi trên vốn của Công ty cũng đã tăng với tốc độ cao hơn.

+ Hệ số doanh lợi trên vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kỳ có thể đem về bao nhiêu lợi nhuận.

Năm 2003 hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu của Công ty là 0,0141, chỉ tiêu này tiếp tục tăng qua các năm và đến năm 2005 là 0,072 và 2006 là 0,0609. Hệ số doanh lợi trên vốn của Công ty tăng qua các năm, tốc độ tăng cao hơn hệ số doanh lợi trên vốn, điều này chứng tỏ để đảm bảo cho nhu cầu sản xuất Công ty vẫn phải huy động vốn khá lớn từ bên ngoài. Tuy nhiên, hệ số doanh lợi trên vốn của Công ty chỉ đạt ở mức thấp so với các doanh nghiệp trong ngành.

- Số vòng quay của tổng vốn kinh doanh ( chỉ tiêu H9 bảng 2.3) liên tục tăng qua các với tốc độ tăng trung bình đạt 8,1%, năm 2003 là 12,16; năm 2004 là 13,58; năm 2005 là 14,4 và năm 2006 là 16,11. Nó thể hiện khả năng khai thác tồn bộ vốn của Công ty trong việc tạo ra doanh thu bán hàng có xu hướng tăng lên.

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu về tài sản và nguồn vốn của Công ty (2003-2006)

ĐVT:1.000.000,đ ST T Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng doanh thu bán hàng 914.667 1.076.339 1.310.313 1.882.723 A Tổng tài sản 75.205 79.287 91.619 116.865 1 TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 50.868 52.698 62.594 82.824 1.1 Tiền 3.833 2.261 4.801 7.352

1.2 Các khoản phải thu 22.835 20.669 25.073 33.045

1.3 Hàng tồn kho 22.100 27.596 31.501 41.182

1.4 Tài sản lưu động khác 2.100 2.172 1.219 1.245

2 TSCĐ, đầu tư dài hạn 24.337 26.589 29.025 34.041

2.1 Tài sản cố định 22.907 23.805 25.030 30.472 2.2 Chi phí XDCB dở dang 996 2.617 3.865 3.439 2.3 Các khoản đ/tư TC d/hạn 434 167 130 130 B Tổng nguồn vốn 75.205 79.287 91.619 116.685 1 Nợ phải trả 46.442 48.934 59.980 84.267 1.1 Nợ ngắn hạn 44.342 46.834 57.880 82.264 1.2 Nợ dài hạn 2.100 2.100 2.100 2.003 2 Nguồn vốn chủ sở hữu 28.763 30.353 31.639 32.598

2.2 Nguồn kinh phí, quĩ khác 413 792 302 271

2.3 Quĩ dự phịng tài chính 0 0 0 0

( Nguồn: Báo cáo quyết tốn các năm 2003, 2004, 2005, 2006 của Cơng ty).

- Số vịng quay của vốn lưu động bình qn liên tục tăng từ 18,8 vịng/ năm 2003 lên 20,9 năm 2004, đặc biệt năm 2006 số vòng quay vốn lưu động trung bình 23,1 vịng/năm.

- Số vịng quay hàng lưu kho của Công ty ( chỉ tiêu H5 bảng 2.3 ) có tăng nhưng khơng đáng kể ( trung bình tăng 2,5% /năm).

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của Cơng ty (2003- 2006). S T T Chỉ tiêu đánh giá Ký Hiệu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Hệ số nợ - Địn bẩy tài chính (%) (Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn*100) H1 61,75 61,72 65,47 72,11 2 Hệ số đảm bảo nợ (lần) ( Nguồn vốn CSH/ Nợ phải trả) H2 0,62 0,62 0,53 0,39 3 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (lần)

(TSLĐ và đầu tư ngắn hạn/Nợ ngắn hạn)

H3 1,15 1,13 1,08 1,01 4 Hệ số th/toán nhanh(( TSLĐ và đầu tư

ng/hạn - hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn))

H4 0,64 0,53 0,54 0,51 5 Số vòng quay hàng lưu kho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Doanh thu bán hàng/Hàng tồn kho)

H5 41,39 39,0 41,6 45,72 6 Số ngày thu tiền bán hàng bình quân

(Khoản phải thu/Doanh thu BH*360)

H6 8,99 6,91 6,89 6,62 7 Số vòng quay vốn cố định

(Doanh thu BH/Giá trị còn lại TSCĐ)

H7 39,93 44,83 52,34 61,78 8 Tài sản cố định trên tổng tài sản (%)

(Tài sản cố định/ Tổng tài sản*100)

H8 30,46 30,02 27,32 26,07 9 Số vòng quay tổng vốn kinh doanh

(Tổng doanh thu BH/Tổng nguồn vốn)

- Số ngày thu tiền bình quân: Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu, đồng thời cho biết bình quân khoản phải thu mất bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu số ngày thu tiền bình qn có xu hướng giảm ( chỉ tiêu H6, bảng 2.3), chứng tỏ Công ty đã quan tâm đến công tác quản lý công nợ bán hàng. Tuy nhiên trên thực tế trong các năm gần đây tại các thời điểm khơng phải cuối q, cuối năm số dư công nợ của Công ty vẫn ở mức rất cao.

- Số vịng quay vốn cố định của Cơng ty ( chỉ tiêu H7, bảng 2.3) tăng nhanh qua các năm với mức tăng trung bình đạt 13,7 %. Năm 2003 chỉ ở mức 39,93 vòng/năm đến năm 2006 đã đạt mức 61,78 vòng/năm. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của Cơng ty có tăng, một phần do sử dụng TSCĐ và đầu tư mang lại hiệu quả. Nhưng chỉ tiêu này còn bị ảnh hưởng bởi doanh thu bán hàng tăng nhanh một phần do yếu tố tăng giá xăng dầu của nhà nước.

Qua số các số liệu có thể thấy sự cố gắng, nỗ lực của Công ty qua các năm, đặc biệt là phấn đấu tăng sản lượng bán, tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, mức lợi nhuận của Cơng ty cịn thấp chưa tương xứng với tiềm năng và doanh thu bán hàng đã đạt được .

Hai là: Cơng ty xăng dầu Hà Sơn Bình có một nguồn tài chính hữu hình liên

tục phát triển về tổng lượng, có cơ cấu tương đối an tồn và tính liên tục của nguồn lực tài chính được bảo đảm.

Căn cứ vào số liệu của bảng 2.2 và 2.3 sự tăng trưởng của nguồn tài chính được đánh giá qua một số chỉ tiêu cơ bản sau đây:

* Tổng nguồn lực tài chính

- Thời điểm 31/12/2003, tổng nguồn tài chính của Cơng ty là 75.205 triệu đồng, đến thời điểm 31/12/2006 là: 116.865 triệu đồng.

- Nguồn lực tài chính đều được tăng qua các năm, trong 4 năm ( 2003-2006) số tuyệt đối tăng là : 41.660 triệu đồng, số tăng tương đối là: 55,4%, tăng trung bình mỗi năm 13,85%.

- Cơ cấu nguồn lực tài chính được đánh giá bằng hệ số nợ - H1( nợ phải trả/ tổng nguồn vốn), và hệ số đảm bảo nợ - H2 ( Vốn chủ sở hữu/ nợ phải trả), qua bảng số 2.3 ta thấy:

Các năm hệ số đảm bảo nợ đều nhỏ hơn 1, đặc biệt năm 2006 chỉ là 0,39, tuy nhiên trên thực tế vẫn có thể khẳng định cơ cấu nguồn tài chính tương là tương đối an tồn, do Cơng ty được Tổng cơng ty xăng dầu Việt Nam tài trợ vốn theo qui định của ngành. Mặt khác, khoản nợ của Cơng ty chủ yếu là hàng hố tồn kho có khả năng chuyển hố giá trị nhanh.

* Tính liên tục của nguồn tài chính

Qua số liệu phản ánh trên bảng số 2.2 và bảng số 2.3 nêu trên, chúng ta thấy tính liên tục của nguồn tài chính ln được bảo đảm bởi hệ số thanh tốn hiện thời luôn lớn hơn 1và hệ số khả năng thanh tốn nhanh lớn hơn 0,5. Doanh thu tăng trưởng bình quân 25,6% / năm và cơ cấu tài sản tương đối ổn định ( chỉ tiêu H8 trên bảng 2.3 ).

Trên thực tế tại một số thời điểm, ở văn phịng Cơng ty, tính liên tục của nguồn lực tài chính khơng được bảo đảm, vấn đề này bị ảnh hưởng chủ yếu bởi nhân tố chủ quan, vì các đơn vị khơng nộp, chuyển tiền về kịp và yếu tố khách quan từ bên ngồi Cơng ty bởi chính sách giá của Nhà nước...

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị tài chính Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị tài chính tại Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình (Trang 57 - 61)