ở nước ta hiện nay có rất nhiều loại doanh nghiệp có hình thức pháp lý khác nhau như: doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,
2.2.1 Đặc điểm mặt hàng xăng dầu và cơ chế quản lý trong ngành ảnh hưởng đến công tác quản trị tài chính tại Cơng ty xăng dầu Hà Sơn Bình.
2.2.1.1 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật mặt hàng xăng dầu ảnh hưởng đến công tác quản trị tài chính.
Do xuất phát từ giá trị sử dụng hàng hoá, nhu cầu và xu thế phát triển nhu cầu tiêu dùng trong nền kinh tế xã hội nên xăng dầu và ngành kinh doanh cung ứng xăng dầu có vai trị vơ cùng quan trọng.
Thứ nhất, xăng dầu là một loại hàng hố vơ cùng thiết yếu, không thể thiếu được trong nền kinh tế xã hội; là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi ngành kinh tế và cho nhu cầu phát triển xã hội.
Thứ hai, xăng dầu và ngành xăng dầu có vai trị quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn cầu.
Thứ ba, xét trong phạm vi ngành kinh tế, xăng dầu có vai trị trọng yếu, có tính chất quyết định đến việc phát triển ngành giao thơng vận tải.
Có thể nói xăng dầu là một mặt hàng chiến lược đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới và nó đã gây ra cuộc khủng khoảng kinh tế trên phạm vi toàn thế giới vào những năm 70 - thế kỷ XX. Ngày nay các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ ln tìm mọi cách gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến các trung tâm sản xuất, chế biến dầu lửa trên thế giới. Các điểm nóng về chiến tranh vùng vịnh, xung đột sắc tộc, tôn giáo,... cũng hầu hết liên quan đến dầu lửa. Những biến động lớn về chính trị kinh tế trên thế giới đều tác động tới giá xăng dầu, gây ra sù khan hiếm nguồn hàng. Do vậy mỗi quốc gia đều phải chuẩn bị cho mình một chiến lược cả về dự trữ cũng như có các chính sách phù hợp đối với những tổ chức sản xuất và kinh doanh xăng dầu, nhất là những nước phải nhập khẩu 100% sản lượng tiêu thụ như nước ta hiện nay.
Xuất phát từ nhận thức vai trò của xăng dầu và ngành xăng dầu nên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, Đảng và Nhà nước ta đã xác định ngành xăng dầu là một trong những:
"Ngành kinh tế trọng yếu, là lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, là lực lượng chủ lực trong việc đảm bảo các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mơ, đóng góp lớn cho ngân sách; làm nòng cốt cho việc thúc đẩy tăng truởng kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả...cần phải được đổi mới và sắp xếp và tập trung nguồn lực có hiệu quả ".
Là một công ty chuyên doanh xăng dầu, mặt hàng này với những đặc điểm riêng, có tác động đến cơng tác quản trị tài chính của doanh nghiệp.
* Tính chất thương phẩm của hàng hoá xăng dầu
Xăng dầu bao gồm xăng các loại, Diezel; dầu TCL và ZAL ( nhiên liệu máy bay); dầu hoả.. và các sản phẩm hoá dầu nh dầu nhờn, mỡ máy là sản phẩm của công nghệ chế biến dầu mỏ. Khi tham gia vào thị trường kinh doanh, đây là hàng hoá đặc biệt cả về giá trị sử dụng và tính chất thương phẩm:
- Về giá trị sử dụng, xăng dầu ( trừ dầu nhờn và mỡ máy ) là nhiên liệu cung cấp năng lượng cho hầu hết các loại động cơ đốt trong và làm dung môi cho các ngành cơng nghiệp hố chất khác, vì vậy xăng dầu là nguồn năng lượng quan trọng cho các ngành kinh tế và dịch vụ.
- Về tính chất thương phẩm, do tính chất lý hố đặc biệt của xăng dầu quyết định và thể hiện nh sau:
+ Là hàng hoá tồn tại dưới dạng tinh thể lỏng nhẹ hơn và khơng tan trong nước do đó việc bảo quản, vận chuyển, đo tính và giao nhận phải sử dụng máy móc dụng cụ đặc thù.
+ Là hàng hố tồn tại dưới dạng tinh thể lỏng nhưng dễ bay hơi ( thăng hoa ) ở nhiệt độ và áp suất bình thường nên hao hụt tự nhiên lớn cần phải sử dụng máy móc thiết bị có độ kín hạn chế hao hụt tự nhiên.
+ Là hàng hố dễ cháy: có điểm bắt cháy thấp, khả năng bắt cháy nhanh, mạnh, dễ gây nổ, toả nhiệt lớn.. nên quá trình vận chuyển, bảo quản, bơm rót cần tn thủ qui trình phịng cháy chữa cháy nghiêm ngặt.
+ Là hàng hóa độc hại, dễ thâm nhập vào môi trường và cơ thể con người nên địi hỏi có chế độ bảo hộ lao động, chế độ phịng chống bệnh nghề nghiệp cao, qui trình cơng nghệ chặt chẽ.
* Đặc điểm kinh doanh xăng dầu
Xuất phát từ tính thương phẩm nh trên, hoạt động kinh doanh xăng dầu của Công ty là một ngành kinh doanh đặc biệt và có đặc điểm nh sau:
- Kinh doanh xăng dầu là một ngành kinh doanh đặc biệt đòi hỏi những điều kiện nghiêm ngặt bao gồm:
+ Phải tn thủ qui trình, u cầu phịng cháy chữa cháy nghiêm ngặt trong suốt quá trình vận chuyển, tiếp nhận, bảo quản, bơm rót, đo tính .. xăng dầu.
+ Phải tn thủ qui trình cơng nghệ chặt chẽ trong bảo quản, vận chuyển ..nhằm hạn chế bay hơi, ô nhiễm môi trường, độc hại.
- Kinh doanh xăng dầu là một ngành kinh doanh đặc biệt đòi hỏi đầu tư lớn và tuân thủ qui trình chặt chẽ vì:
+ Phải có hệ thống kho bể máy móc thiết bị chuyên dùng có khả năng chịu áp suất lớn, phịng chống cháy tốt, phù hợp tính chất thương phẩm.
+ Phải có cơ sở kinh doanh độc lập, chuyên biệt và các thiết bị đo tính có độ chính xác cao an tồn.
- Kinh doanh xăng dầu là một ngành kinh doanh có chi phí kinh doanh cao do các định mức chi phí lớn như chi phí vận chuyển, chi phí hao hụt...; qui trình cơng nghệ phức tạp; đầu tư lớn; có chế độ chăm sóc sức khoẻ và bảo hộ lao động đặc biệt.
- Kinh doanh xăng dầu là một ngành kinh doanh đặc biệt đòi hỏi cán bộ cơng nhân viên có trình độ chun mơn kỹ thuật cao, được đào tạo chính qui, cơ bản. Lao động trực tiếp trong quá trình kinh doanh, bảo quản, vận chuyển xăng dầu phải qua đào tạo chuyên ngành về thương phẩm hàng hố, qui trình vận chuyển bảo quản bơm rót xăng dầu, đồng thời phải qua đào tạo và được cấp chứng chỉ về an tồn, phịng cháy chữa cháy.
- Theo các qui định hiện hành của pháp luật Việt Nam, xăng dầu là mặt hàng hàng đòi hỏi phải đảm bảo các điều kiện kinh doanh do Nhà nước qui định.
Nh vậy: Vai trò và những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của mặt hàng xăng dầu nêu trên đều có những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơng tác quản trị tài chính của Cơng ty, có thể khái qt nh sau:
Thứ nhất: Kinh doanh xăng dầu cần có một lượng vốn tương đối lớn, địi hỏi cơng tác quản trị tài chính phải phải giải quyết tốt việc huy động vốn.
Thứ hai: giá cả xăng dầu lên xuống khá bất thường theo giá thế giới, địi hỏi cơng tác quản trị tài chính phải hết sức linh hoạt, thích ứng kịp thời.
Thứ ba: xăng dầu là mặt hàng quan trọng, thiết yếu liên quan đến nhiều ngành sản xuất, khơng thể để tình trạng " đứt" nguồn hàng phục vụ tiêu dùng. Vì vậy, cơng tác quản trị tài chính phải tính tốn hết sức kỹ càng không để hết hàng bán nhưng cũng khơng thể dự trữ hàng hố q nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ tư: Để phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng xăng dầu, Công ty phải tổ chức nhiều điểm bán phân tán trên địa bàn rộng, địi hỏi cơng tác quản trị tài chính phải có được những thơng tin tài chính kịp thời, đồng thời phải đảm bảo được công tác an toàn tiền - hàng; thu nộp, cất trữ, vận chuyển, chuyển tiền hiệu quả...
2.2.1.2 Cơ chế kinh doanh và tài chính theo phân cấp quản lý trong ngành ảnh hưởng đến cơng tác quản trị tài chính.
* Một sè qui định của nhà nước về kinh doanh xăng dầu
Xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện do Nhà nước thống nhất quản lý, để có thể kinh doanh xăng dầu địi hỏi Cơng ty phải có đầy đủ các điều kiện nhất định, ví dụ: Phải có kho bể, cơ sở vật chất kỹ thuật để tồn chứa, bảo quản, dữ trữ xăng dầu bảo đảm các qui định phịng cháy chữa cháy và vệ sinh mơi trường thuộc sở hữu của doanh nghiệp; phải thiết lập hệ thống phân phối, bao gồm kho trạm, cửa hàng bán lẻ hoặc đại lý bán lẻ. Cửa hàng bán lẻ và đại lý bán lẻ phải có biển hiệu của cơng ty; Phải qui định đúng giá, chất lượng xăng, dầu bán ra; chấp hành các qui định về đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng xăng dầu và yêu cầu các cơ sở phân phối, các cửa hàng bán lẻ, đại lý bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp mình thực hiện; Cơng ty qui định chế độ kiểm tra chất lượng, kiểm định các dụng cụ đo
lường; kiểm tra và liên đới chịu trách nhiệm về thực hiện các qui định về giá và chất lượng xăng, dầu bán ra của các cơ sở phân phối, các cửa hàng bán lẻ, các đại lý bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của mình; Cơng ty cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác, kể cả các đại lý bán lẻ phải thực hiện chế độ ghi chép sổ sách, chứng từ trong tất cả các khâu lưu thơng xăng dầu theo qui định của Bộ Tài Chính; Nhà nước nghiêm cấm các hành vi đầu cơ găm hàng, liên kết độc quyền làm mất ổn định thị trường; bán xăng dầu không đúng giá niêm yết, bán thiếu số lượng hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng qui định cho từng loại xăng dầu và các hành vi gian dối khác đối với khách hàng.
* Về cơ chế quản lý giá của Nhà nước: Giá bán xăng dầu của Cơng ty nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói chung, được xác định trên cơ sở giá định hướng (mức giá trần) của Nhà nước, theo nguyên tắc sau:
- Giá định hướng bán xăng, dầu cho người sử dụng (với ma dút là giá bán buôn, với các mặt hàng khác là giá bán lẻ) được xác định căn cứ vào giá quốc tế dự báo, giá bán lẻ tại thị trường các nước trong khu vực, cơ chế ổn định thuế nhập khẩu xăng dầu trong năm kinh doanh, tác động của giá cả xăng dầu đến giá cả của hàng hoá, các dịch vụ và thu nhập dân cư và đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng dầu đủ bù đắp chi phí hợp lý và có một phần lợi nhuận để tích luỹ cho đầu tư phát triển.
- Doanh nghiệp tự quyết định giá bán trên cơ sở giá định hướng (không vượt quá mức giá trần do nhà nước qui định).
- Đối với các địa bàn xa cảng tiếp nhận, chi phí kinh doanh cao (nh ở Cơng ty có địa bàn tỉnh Sơn La) giá định hướng được tăng lên 2% (giá bán vùng 2).
Chính sách giá này cũng có ảnh hưởng nhất định đến phát triển tài chính của Cơng ty, do:
+ Hiện tại đối với mặt hàng dầu được Nhà nước bù lỗ và Cơng ty khơng có lợi nhuận.
+ Mặt hàng xăng Công ty phải tự đảm bảo kinh doanh. Tuy nhiên, đối với những vùng sâu, vùng xa cước vận chuyển xăng dầu rất lớn (khoảng 400 -500đ/ lít).
Nhà nước chỉ cho tăng giá tối đa 2% (tương đương khoảng 200đ/lít) do vậy chi phí của Cơng ty rất lớn, nhưng lãi gộp không cao và mức lợi nhuận đạt được thấp.
+ Khi giá xăng dầu thế giới cao, giá trần thay đổi chậm (nhiều khi giá trần do nhà nước ban hành thấp hơn giá nhập khẩu cộng chi phí vận chuyển), kinh doanh bị lỗ nên các đơn vị khác sẽ nhập khẩu Ýt hoặc không nhập khẩu, không bán xăng dầu, thị phần của công ty tăng lên rất nhanh, số lỗ trong kinh doanh lại càng lớn. Nhà nước bù giá kèm theo nhiều thủ tục hành chính và khơng kịp thời, đồng thời cũng chỉ bù một phần đối với mặt hàng dầu. Dẫn đến, Cơng ty khó có lợi nhuận cao để bổ sung, phát triển nguồn vốn kinh doanh của mình.
* Cơ chế kinh doanh và cơ chế tài chính theo phân cấp trong ngành
Là một đơn vị thành viên của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam nên Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình được phân cấp quản lý trong các lĩnh vực hoạt động. Kinh doanh trên các địa bàn (các tỉnh) được phân cơng. Trong lĩnh vực kinh doanh, tài chính việc phân cấp hiện hành của Tổng cơng ty thể hiện trên một số nội dung chính sau:
* Cơ chế kinh doanh:
- Về nguồn hàng xăng dầu: do Tổng công ty nhập khẩu trực tiếp và phân thành hai loại hàng của Tổng cơng ty là hàng hố cơng ty chịu trách nhiệm cung ứng cho các công ty tuyến sau và hàng hố của cơng ty trực tiếp kinh doanh trên địa bàn. Công ty không được tự ý khai thác nguồn xăng dầu bên ngồi khi chưa có ý kiến chấp thuận của Tổng công ty bằng văn bản.
- Về phương thức giao nhận và điểm giao hàng.
Phương thức giao nhận được qui định theo hai phương thức chuyển thẳng và qua kho, đồng thời qui định cụ thể theo phương thức vận tải bằng đường ống, đường bộ, đường sông. Điểm giao hàng do Tổng công ty qui định theo từng tuyến hàng và phân loại các cơng ty theo tuyến, ví dụ: Cơng ty giao nhận hàng nhập khẩu trực tiếp là các công ty đầu nguồn thuộc tuyến 1; các công ty làm nhiệm vụ trung chuyển hàng hố là cơng ty tuyến 2; các cơng ty chỉ có nhiệm vụ bán trực tiếp trên địa bàn là các công ty cuối nguồn thuộc công ty tuyến 3 (Công ty thuộc công ty tuyến 3).
Đối với cơng ty xăng dầu Hà Sơn Bình có kho Đỗ Xá và kho Nam phong thuộc Xí nghiệp xăng dầu K133 ( Thường Tín Hà Tây). Xí nghiệp có nhiệm vụ tiếp nhận xăng dầu từ Quảng Ninh qua đường ống, đồng thời tồn chứa hàng gửi của Tổng cơng ty (Cơng ty được hưởng phí dịch vụ hàng gửi). Hàng ngày Xí nghiệp K133 xuất nguồn hàng gửi của Tổng công ty đến các cửa hàng của tồn Cơng ty, hoặc kho chứa dự trữ tại Hồ Bình, Sơn La, đồng thời xuất hàng đến các điểm giao hàng của khách hàng. Hàng gửi của Tổng cơng ty qua họng xuất tại Xí nghiệp xăng dầu K133 bắt đầu được tính là hàng của Cơng ty.
- Về giá mua hàng hoá (giá vốn): Trước đây khi thực hiện chế độ chiết khấu bán buôn bán lẻ, giá vốn hàng hố được Tổng cơng ty qui định thống nhất trong từng thời kỳ. Từ tháng 4/2001 thực hiện cơ chế giá giao giữa các đơn vị (giá bán nội bộ của Tổng công ty cho các công ty thành viên). Giá bán nội bộ của Tổng công ty cho các công ty thành viên thường xuyên thay đổi và được xác định trên nguyên tắc: không phân biệt nguồn hàng và bao gồm giá nhập khẩu, thuế nhập khẩu và phụ thu ( nếu có) ; Quĩ bình ổn giá nhập khẩu do Tổng cơng ty qui định cộng (+) với chi phí qua kho của cơng ty tuyến trước và chi phí vận chuyển giao cho các đơn vị theo điểm nhận hàng.
Như vậy, tại cùng một điểm giao nhận, các công ty trong ngành đều được hưởng một mức giá bán nội bộ bằng nhau; Giá bán nội bộ tại các công ty tuyến 2 hoặc cơng ty tuyến sau được hình thành trên cơ sở giá bán chưa qua kho do Tổng công ty qui định tại cơng ty tuyến 1 cộng (+) chi phí qua kho (+) cước vận tải từ kho của công ty tuyến 1 đến công ty tuyến 2 hoặc cơng ty tuyến sau theo loại hình vận tải phổ biến.
- Về qui trình thanh tốn: Các cơng ty bán hàng, thu tiền và chuyển tiền về Tổng công ty. Tổng công ty cho Công ty nợ tiền hàng tối đa 12 ngày kể từ ngày Tổng cơng ty phát hành hố đơn giao hàng (từ khi chuyển nguồn hàng gửi qua họng xuất). Quá thời hạn trên phải chịu lãi suất vay Tổng công ty bằng lãi suất vay ngân hàng cùng thời điểm.
Nh vậy đối với vốn lưu động của Công ty, Công ty có thể sử dụng một trong