Một số hạn chế trong công tác quản trị tài chính của Cơng ty.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị tài chính Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị tài chính tại Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình (Trang 64 - 67)

ở nước ta hiện nay có rất nhiều loại doanh nghiệp có hình thức pháp lý khác nhau như: doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,

2.3.2.1Một số hạn chế trong công tác quản trị tài chính của Cơng ty.

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, cơng tác quản trị tài chính của Cơng ty đang có những thách thức bởi một số mặt hạn chế cơ bản sau đây:

Một là: Hệ thống chính sách và cơ chế, qui định lý tài chính của Cơng ty

luôn được bổ sung điều chỉnh và đã phát huy tác dụng trong nhiều năm qua song vẫn còn những bất cập cần phải thay đổi, bổ sung, hồn thiện cho phù hợp với tình hình mới.

- Hệ thống chính sách, cơ chế và các qui định quản trị tài chính của Cơng ty đã chuyển dần từ biện pháp hành chính sang áp dụng biện pháp kinh tế như tính lãi vay cho một số khoản công nợ vượt định mức ( các khoản tạm ứng quá hạn và công

nợ vượt định mức tại các cửa hàng thuộc Chi nhánh, Xí nghiệp vẫn chưa áp dụng tính lãi suất), thưởng phạt kinh tế cho các vi phạm tài chính... nhưng chưa áp dụng đồng bộ, triệt để và công cụ này cũng chưa đạt được kết quả cao do qui trách nhiệm cụ thể của cá nhân chưa rõ ràng, đồng thời vẫn còn bị tác động của tâm lý " cào bằng", "là của chung", " tiền nhà nước "..

- Khi giá xăng dầu của Nhà nước không thay đổi kịp với so với giá thị trường thế giới, gần như làm xố nhồ đi thành tích của các đơn vị trực thuộc vì xuất hiện tâm lý cho rằng càng bán càng lỗ nên việc này là của Nhà nước, của Tổng công ty,..Trong thực tế, đối với thời kỳ kinh doanh bất thường nh vậy ( kinh doanh lỗ ) Công ty đã ban hành nhiều qui định cụ thể cả về hành chính và kinh tế song vẫn cịn bất cập do khách quan đưa lại.

- Để thực hiện nhiệm vụ chính trị, một số chính sách, cơ chế và qui định quản trị tài chính của Cơng ty vẫn cịn mang nặng tính mệnh lệnh hành chính, hoặc cịn hơ hào chung chung chưa tạo ra động lực kinh tế rõ nét để phát huy tính năng động, sáng tạo của các đơn vị trực thuộc.

- Công ty đã ln chú ý sửa đổi hệ thống chính sách, cơ chế và qui định quản trị tài chính cho phù hợp nhưng vẫn cịn có những "kẽ hở", " lỗ hổng" trong quản lý, còn những qui định thiếu chặt chẽ, chưa phù hợp, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra hoặc những vấn đề chưa xử lý được triệt để, kịp thời và đồng bộ.

- Trong một số lĩnh vực tài chính, các qui định quản trị còn bị động, chắp vá, sở hở chưa theo kịp với tình hình thực tế, hoặc chưa có cơ chế chính sách, văn bản qui định cụ thể rõ ràng như: qui định về lượng tồn kho hợp lý tại các cửa hàng; tiêu chuẩn cho nợ đối với khách hàng; việc huy động vốn của các tập thể cá nhân nộp tiền thay khách hàng nhằm giảm cơng nợ cuối tháng; qui trình cấp hàng hố cho khách có cơng nợ cao tại các cửa hàng xăng dầu; giao nhận, thu nộp tiền bán hàng của các cá nhân tại các cửa hàng xăng dầu, chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí... Đặt ra u cầu cho cơng tác quản trị tài chính phải bổ sung, hồn thiện để đáp ứng yêu cầu quản trị.

Hai là: Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tài chính đã được Cơng ty quan tâm,

nhiều hạn chế dẫn đến xảy ra sự cố tài chính nghiêm trọng tại cửa hàng xăng dầu số 7 Kim Bơi thuộc Chi nhánh xăng dầu Hồ Bình năm 2006.

Trên thực tế Cơng ty đã quan tâm đến công tác kiểm tra, kiểm sốt hàng năm đều xây dựng chương trình và tiến hành kiểm tra tài chính tại các đơn vị. Tuy nhiên cơng tác kiểm tra cịn chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, đặc biệt chất lượng kiểm tra còn hạn chế đã dẫn đến việc vi phạm các qui định quản trị tài chính của một số tập thể, cá nhân nhưng không được phát hiện, uốn nắn kịp thời. Hậu quả thất thoát tiền bán hàng tại cửa hàng xăng dầu số 7 Kim Bôi thuộc chi nhánh xăng dầu Hồ Bình vào tháng 9 năm 2006 là một bài học "đau xót" trong cơng tác quản trị tài chính của Cơng ty.

* Tóm tắt sự việc:

Năm 2006, Chi nhánh xăng dầu Hồ Bình đã để Ơng Bùi Văn Thơ ngun cửa hàng trưởng cửa hàng xăng dầu số 7 Kim Bơi - Hồ Bình lợi dụng sơ hở trong quản lý tài chính chiếm đoạt, thực chất là tham ơ tiền bán hàng với số tiền 1.427 triệu đồng sử dụng vào mục đích cá nhân trong thời gian dài từ tháng 2/2006 đến tháng 9/2006 với các thủ đoạn chính: Ghi khống cơng nợ cho khách hàng và để cho ông Đào Thanh Sơn cùng các nhân viên của cửa hàng tự ý lấy tiền bán hàng, ứng tiền bán hàng sử dụng vào mục đích cá nhân, chi ứng tiền lương sai qui định, trái với các qui định quản lý tài chính, quản lý cơng nợ của Cơng ty. Tính đến ngày 23/3/2007 Chi nhánh xăng dầu Hồ Bình đã thu hồi được 923 triệu đồng (Bố ông Thơ tự nguyện nộp thay cho ông Thơ 805 triệu và các khoản thu của Ông Sơn và nhân viên cửa hàng 118 triệu đồng). Hiện tại Ơng Thơ vẫn cịn đang bỏ trốn, cơ quan Cơng an Tỉnh Hồ Bình đã có quyết định khởi tố vụ án "Tham ô tài sản Nhà nước" đối với ơng Bùi Văn Thơ và có lệnh truy nã tồn quốc.

Trong tháng 4 và đầu tháng 6 năm 2006, Cơng ty, Chi nhánh xăng dầu Hồ Bình đã có hai đồn kiểm tra về tiền -hàng, cơng nợ tại cửa hàng xăng dầu số 7 Kim Bôi nhưng "sự việc" đã không được phát hiện để ngăn chặn kịp thời.

Từ vụ việc nêu trên, qua xem xét cho thấy một nguyên nhân chủ yếu đó là: Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt của Cơng ty chưa được duy trì thường xun, chất

lượng cơng tác kiểm tra yếu kém nên đã không phát hiện kịp thời những sai phạm trong quản lý tiền hàng, quản trị tài chính tại cửa hàng xăng dầu số 7 để xử lý, ngăn chặn kịp thời.

Do công tác kiểm tra và xử lý sau kiểm tra còn yếu kém, cùng một số nguyên nhân khác, hiện tại nhiều cửa hàng xăng dầu của Cơng ty có số dư cơng nợ rất cao, có những khoản nợ của khách hàng chưa thể khẳng định đó là cơng nợ thực, tiềm Èn nhiều nguy cơ tiếp tục có thể xảy ra rủi ro tài chính.

Ba là: Cơng ty chưa coi trọng việc phân tích, so sánh, đánh giá các chỉ tiêu

tài chính.

Để có được những quyết định quản trị tài chính đúng đắn, cần thiết phải xem xét, phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong từng thời kỳ. Tuy nhiên tại Công ty các chỉ tiêu này chỉ xem xét mang tính tương đối, khơng tính tốn, so sánh phân tích cụ thể để tìm ra ngun nhân và có biện pháp hữu hiệu, cụ thể. Mặt khác việc tìm ra mức độ thích ứng, phù hợp, hiệu quả của một số chỉ tiêu về công nợ, lượng hàng dự trữ tồn kho, tỷ lệ nợ, lượng vốn cần thiết, số dư tiền mặt, điểm hoà vốn... trong từng thời kỳ, giai đoạn trong tồn Cơng ty và các đơn vị cũng chưa được Cơng ty quan tâm, tính tốn, xem xét.

Theo yêu cầu của cấp trên và Nhà nước Công ty phải ghi chép, phản ánh những nghiệp vụ kinh tế phát sinh và lập những báo cáo tài chính, tuy nhiên Cơng ty cịn chưa chú trọng nhiều đến việc sử dụng các báo cáo tài chính đã lập để phân tích và hoạch định xem chuyện gì xảy ra trong hoạt động tài chính của Cơng ty. Đó cũng là một sự khác biệt rất lớn và là một hạn chế trong cơng tác quản trị tài chính của một công ty nhà nước so với công ty cổ phần.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị tài chính Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị tài chính tại Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình (Trang 64 - 67)