Đầu tƣ phát triển du lịch

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tây nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 42)

II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG TÂY NGUYÊN

5. Đầu tƣ phát triển du lịch

Tính đến 12/2011, cả nước có 314 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào du lịch với tổng số vốn 11.830,45 triệu USD. Theo Tổng cục Du lịch, các dự án xây dựng các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng và các trung tâm vui chơi giải trí đang là tâm điểm thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Các dự án đầu tư nước ngoài vào du lịch ở Tây Nguyên còn rất hạn chế, tính đến nay mới có 6 dự án đầu tư nước ngoài vào khu vực Tây Nguyên với hơn 100 triệu USD, trong đó Lâm Đồng có 4 dự án với hơn 60 triệu USD. Trong giai đoạn 2000 - 2010, Việt Nam đã huy động trên 4.500 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, chủ yếu là tại các khu du lịch trọng điểm quốc gia, trong đó có các tỉnh Vùng Tây Nguyên.

Trong giai đoạn 2001 - 2010, tổng số vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch ở Tây Nguyên là 914,116 tỷ đồng, đã tạo được “cú hích” hiệu quả để thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch của các thành phần kinh tế khác. Đầu tư cho du lịch trong những năm qua đã tạo điều kiện nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng với các khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, mua sắm các phương tiện vận chuyển ngày càng hiện đại, góp phần thu hút khách du lịch ngày một nhiều hơn.

Đầu tư phát triển các khu du lịch: Công tác đầu tư phát triển các khu du lịch cũng được quan tâm phát triển. Đến nay, trong Vùng đã thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước như Tập đoàn Hansol - Hàn Quốc, Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn... đầu tư khai thác phát triển các điểm du lịch trong vùng. Chỉ tính riêng năm 2009, có 25 dự án đầu tư vào khu vực Tây Nguyên với tổng số vốn là 3.215 tỷ đồng. Một số dự án đầu tư tiêu biểu trong vùng là: khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Chư Mom Ray, khu du lịch sinh thái lòng hồ Plei Krông, khu du lịch sinh thái Măng Đen (Kon Tum); khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Kon Ka Kinh, khu du lịch sinh thái đồi thông Hà Tam, công viên văn hóa các dân tộc, khu du lịch lâm viên Biển Hồ (Gia Lai); khu du lịch sinh thái Buôn Đôn, điểm du lịch hồ Ea Kao, khu du lịch Hồ Lắk (Đắk Lắk); khu du lịch sinh thái - văn hóa Nam Nung, khu du lịch cụm thác Dray Sáp - Gia Long - Trinh Nữ (Đắk Nông). Riêng tỉnh Lâm Đồng có 151 dự án đầu tư trên địa bàn từ năm 2003 - 2009, với tổng vốn đầu tư là 43.856 tỷ đồng. Có thể kể đến một số dự án tiêu biểu là khu du lịch sinh thái Cam Ly - Măng Lin, sân golf 36 lỗ Đại Ninh, khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu công viên văn hóa Đà Lạt, khu du lịch sinh thái rừng hồ Đa Nhim, khu du lịch hồ thủy điện Đại Ninh, dự án vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà; khu nghỉ dưỡng Suối Vàng - Đạ Huoai, Khách sạn Ngọc Lan, Resort Anna Mandara Villas Dalat, khu du lịch rừng Madagui, khu du lịch sinh thái thác Thiên Thai - D’ran. Với việc đầu tư phát triển các khu du lịch trọng điểm, nhiều loại hình du lịch mới được triển khai như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch thể thao - mạo hiểm và đặc biệt là các địa phương trong vùng đã có sự phối hợp chặt chẽ nhằm khai thác có hiệu quả tuyến du lịch “Con đường Xanh Tây Nguyên”.

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tây nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)