Luận chứng các phƣơng án phát triển

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tây nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 62)

II. DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1 Căn cứ dự báo

2. Luận chứng các phƣơng án phát triển

Dự báo mức độ tăng trưởng các chỉ tiêu chủ yếu của du lịch Vùng Tây Nguyên được tính theo 3 phương án, phù hợp với 3 phương án phát triển của du lịch Việt Nam trong dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và cũng phù hợp với 3 phương án phát triển kinh tế - xã hội trong dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng Tây Nguyên đến năm 2020”.

+ Phương án 1 (phương án phát triển thấp): Phương án này được tính toán dựa trên tốc độ phát triển bằng hoặc thấp hơn hiện nay của ngành du lịch các tỉnh vùng Tây Nguyên trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng thấp, suy thoái và khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn tiếp tục kéo dài; đầu tư cho phát triển kinh tế nói chung và cho du lịch nói riêng ở Tây Nguyên chưa có sự đột biến, chưa tạo ra được các sản phẩm và dịch vụ du lịch đặc trưng, có chất lượng cao để cạnh tranh trong nước và quốc tế... Theo phương án này thì giai đoạn 2015 - 2020, tốc độ tăng trưởng trung bình của khách du lịch quốc tế là 11,2%/năm, và khách du lịch nội địa là 7,5%/năm; giai đoạn 2021 - 2030, các chỉ tiêu tương ứng là 8,3%/năm và 5,5%/năm; đến năm 2020 tổng thu nhập du lịch đạt khoảng 9.880 tỷ đồng (tương đương 482 triệu USD), đến năm 2030 sẽ đạt 23.780 tỷ đồng (tương đương 1.160 triệu USD). Khả năng đạt được của phương này ngay cả khi không có tác động lớn trong lĩnh vực đầu tư. Tuy nhiên, phương án này chưa phù hợp với định hướng phát triển du lịch của cả nước, cũng như chưa phù hợp với định hướng chiến lược phát triển KT - XH của Vùng Tây Nguyên, chính vì vậy phương án này được đưa ra để làm phương án so sánh và tham khảo (xem chi tiết phụ lục).

+ Phương án 2 (phương án phát triển trung bình): Được tính toán với tốc độ tăng trưởng cao hơn hiện nay, khi mà nền kinh tế phát triển ổn định, đầu tư cho du lịch được tăng cường cả về lượng và chất, bắt đầu tạo ra những sản phẩm và dịch vụ du lịch có chất lượng cao, đủ khả năng cạnh tranh. Theo phương án này thì giai đoạn 2015 - 2020, tốc độ tăng trưởng trung bình của khách du lịch quốc tế là 12,2%/năm, và khách du lịch nội địa là 7,7%/năm; giai đoạn 2021 - 2030, các chỉ tiêu tương ứng là 8,5%/năm và 5,7%/năm; đến năm 2020 tổng thu nhập du lịch đạt khoảng 11.070 tỷ đồng (tương đương 540 triệu USD), đến năm 2030 sẽ đạt 26.240 tỷ đồng (tương đương 1.280 triệu USD). Phương án này phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đồng thời cũng phù hợp với vị trí của ngành du lịch trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng Tây Nguyên đến năm 2020. Do vậy, phương án này phù hợp với xu thế phát triển chung và đáp ứng được hai yêu cầu lớn trên nên được chọn làm phương án chủ đạo để tính toán. Tuy nhiên, phương án này cần phải có sự đầu tư tương đối đồng bộ vào hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các khu du lịch, khu vui chơi - giải trí - thể thao, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch v.v... Nhu cầu về vốn đầu tư cho du lịch theo phương án này khoảng 60.270 tỷ đồng (tương đương 2.940 triệu USD) cho giai đoạn đến năm 2030 (chiếm khoảng 3,2% tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành du lịch cả nước đến năm 2030).

+ Phương án 3 (phương án phát triển cao): Được tính toán với tốc độ phát triển cao hơn phương án 2. Theo phương án này thì giai đoạn 2015 - 2020, tốc độ tăng trưởng trung bình của khách du lịch quốc tế là 12,5%/năm, và khách du lịch nội địa là 8,0%/năm; giai đoạn 2021 - 2030, các chỉ tiêu tương ứng là 8,7%/năm và 5,9%/năm; đến năm 2020 tổng thu nhập du lịch đạt khoảng xấp xỉ 12.200 tỷ đồng (tương đương 595 triệu USD), đến năm 2030 sẽ đạt trên 29.230 tỷ đồng (tương đương 1.426 triệu USD). Phương án này phù hợp với phương án cao của

dự án ''Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” và có nhiều khả năng đạt được trong điều kiện thuận lợi của mối quan hệ quốc tế và khả năng đảm bảo cho việc đầu tư đồng bộ về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, đặc biệt đầu tư vào những khu du lịch lớn có chất lượng cao (Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng núi Măng Đen; Khu du lịch tổng hợp Đan Kia Đà Lạt, Khu du lịch nghỉ dưỡng hồ Tuyền Lâm, Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Buôn Đôn...). Cũng như phương án 1, phương án này được đưa ra để làm phương án so sánh và tham khảo (xem phụ lục).

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tây nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)