III. CÁC ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
1. Định hƣớng phát triển thị trƣờng du lịch
1.1. Thị trường quốc tế
* Thị trường Đông Bắc Á
+ Thị trường khách Nhật Bản: Người Nhật Bản trong những năm gần đây có nhu cầu đi du lịch rất cao, và là một trong những nước đi du lịch nhiều nhất trên thế giới. Khách Nhật Bản đi du lịch tới khu vực Đông Nam Á ngày càng nhiều, và đặc biệt đối với Việt Nam tăng nhanh đáng kể. Khách du lịch Nhật Bản tới Việt Nam chủ yếu theo phương tiện hàng không, một số ít theo đường biển bằng tàu du lịch cao cấp, trong đó có khoảng 63,9% là để nghỉ dưỡng (chủ yếu là nghỉ dưỡng núi) và tham quan du lịch; 36,1% khách thương gia, công vụ và các mục đích khác. Khách Nhật Bản là thị trường khách có khả năng chi trả cao, nhưng đòi hỏi các dịch vụ chất lượng, đầy đủ tiện nghi, họ thích đi tour trọn gói
và thích tham quan nhiều điểm du lịch tới các khu thiên nhiên trong một chuyến đi. Đối với thị trường khách Nhật Bản nên chú trọng tiếp thị vào các thị trường phụ nữ độc thân, gia đình đi tour trọn gói, các đôi vợ chồng mới cưới đi nghỉ tuần trăng mật. Người Nhật Bản chủ yếu chỉ đi du lịch vào các tháng 2 và 3, tháng 7 và 8.
Các sản phẩm du lịch chủ yếu của Tây Nguyên có thể đáp ứng các nhu cầu du lịch của người Nhật Bản bao gồm:
- Du lịch nghỉ dưỡng núi và hồ, du lịch chữa bệnh phục hồi sức khỏe (Đan Kia Đà Lạt, Tuyền Lâm ở Đà Lạt; Măng Đen ở Kon Tum…).
- Du lịch tham quan thắng cảnh (các rừng thông), tham quan hệ thống thác nước (đặc trưng của Tây Nguyên), các buôn làng dân tộc (Buôn Đôn, Làng Văn hóa Kon Klor, Buôn M’Liêng, Xã Lắk), các di tích lịch sử văn hóa - cách mạng…
- Du lịch nghiên cứu sinh thái ở các vườn quốc gia và các khu bảo tồn… - Du lịch văn hóa gắn với cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.
+ Thị trường khách Đài Loan: Những năm gần đây xu thế đi du lịch của người Đài Loan đến Việt Nam gia tăng nhanh, trong đó Tây Nguyên cũng là một địa chỉ được khách du lịch Đài Loan ưa thích. Khách du lịch Đài Loan đến Việt Nam chủ yếu bằng đường hàng không với mục đích tham quan, sinh thái, nghỉ dưỡng, thương mại, và có khả năng chi trả cao. Trong những năm tiếp theo, Đài Loan vẫn tiếp tục là thị trường quan trọng của du lịch Tây Nguyên. Đặc biệt, Đà Lạt - nơi có nhiều cảnh quan hấp dẫn, nơi nghỉ dưỡng hồ và núi lý tưởng sẽ là trung tâm thu hút khách Đài Loan đến với Tây Nguyên. Đối với thị trường khách Đài Loan các sản phẩm du lịch phù hợp mà các tỉnh Tây Nguyên có thể đáp ứng bao gồm:
- Du lịch nghỉ dưỡng hồ và núi ở Đà Lạt, Gia Lai, Kon Tum. - Du lịch chơi golf ở Đà Lạt
- Du lịch thể thao mạo hiểm: leo núi, vượt thác, dù lượn… - Du lịch vui chơi giải trí, casino…
- Du lịch thương mại, hội nghị, hội thảo…
+ Thị trường khách Trung Quốc: Đây là thị trường có xu thế đi du lịch đến Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây, và chiếm tỷ trọng cao nhất trong số khách quốc tế đến Việt Nam. Tuy nhiên, khách Trung Quốc đi du lịch Việt Nam bằng hộ chiếu và đi sâu vào lãnh thổ Việt Nam (trong đó có Tây Nguyên) còn hạn chế. Mặc dù vậy, đây vẫn là thị trường quan trọng đối với du lịch Việt Nam và là thị trường tiềm năng của du lịch Tây Nguyên. Khách du lịch Trung Quốc đa số có khả năng chi trả trung bình và thấp, nên họ thường sử dụng các dịch vụ du lịch giá rẻ, lựa chọn các phương tiện đi lại bằng đường bộ và đường biển (an toàn và rẻ); một số ít khách thương mại Trung Quốc lựa chọn các dịch vụ du lịch cao cấp hơn và sử dụng phương tiện hàng không để đi lại.. Các sản phẩm du lịch của Tây Nguyên phù hợp với thị trường này bao gồm:
- Du lịch tham quan thắng cảnh - Du lịch mua sắm, ẩm thực…
* Thị trường các nước ASEAN
+ Thị trường khách Thái Lan: hàng năm có hơn 1,6 triệu người dân Thái Lan đi du lịch nước ngoài, trong số đó có khoảng 77% hướng đi du lịch nội vùng các nước ASEAN. Hiện nay khách du lịch Thái Lan đến Việt Nam chưa nhiều, nhưng Tây Nguyên lại thu hút tương đối thị trường này do có những sản phẩm du lịch phù hợp. Khách Thái Lan đến Tây Nguyên chủ yếu từ vùng Đông Bắc và đi bằng đường bộ, có khả năng chi trả trung bình. Trong tương lai thị trường này vẫn chiếm vị trí quan trọng cho du lịch Tây Nguyên. Các sản phẩm du lịch ở Tây Nguyên phù hợp với người Thái Lan bao gồm:
- Du lịch nghỉ dưỡng núi và hồ ở Đà Lạt
- Du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh rừng thông Đà Lạt - Du lịch tham quan cảnh quan, thác nước, hồ
- Du lịch thể thao mạo hiểm: leo núi, dù lượn…
Đối với thị trường Đông Bắc Thái Lan, du lịch Tây Nguyên có thể kết hợp nối tour đến vùng Duyên hải Nam Trung Bộ để cung ứng những loại sản phẩm du lịch biển như tắm và nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh vịnh Nha Trang, vịnh Văn Phong - Đại Lãnh, du lịch thể thao - mạo hiểm (lặn biển, lướt sóng, dù lượn…).
+ Thị trường khách Malayxia: số khách du lịch Malayxia ra nước ngoài ngày càng tăng, đặc biệt đi nội vùng Đông Nam Á tăng đáng kể. Tuy nhiên số lượng tới Việt Nam, và đặc biệt là Tây Nguyên còn hạn chế. Khách du lịch Malayxia đến Việt Nam thường đi bằng đường hàng không, có khả năng chi trả trung bình và cao, họ thường lựa chọn các điểm du lịch vùng núi và cao nguyên, ít lựa chọn các điểm du lịch biển. Do vậy, Tây Nguyên sẽ là điểm du lịch hấp dẫn đối với thị trường này. Các sản phẩm du lịch chính của Tây Nguyên có thể đáp ứng cho khách Malayxia bao gồm:
- Du lịch nghỉ dưỡng núi, tham quan thắng cảnh, các khu rừng thông, hồ Tuyền Lâm, hồ Đan Kia Suối Vàng (Đà Lạt), hồ Tơ Nưng (Gia Lai)… - Du lịch chơi golf (Đà Lạt)
- Du lịch nghiên cứu, sinh thái
- Du lịch mạo hiểm ở các vườn quốc gia, các thác nước
- Du lịch chữa bệnh bằng suối nước nóng (Đức Trọng, Bảo Lộc)…
+ Thị trường khách Indonesia: đây cũng là thị trường gia tăng nhanh về số lượng khách tới khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, số khách Indonesia đến Việt Nam và Tây Nguyên còn ít. Thị trường này có các nhu cầu và sở thích khá tương đồng với Malayxia nên các sản phẩm du lịch của Tây Nguyên có thể cung ứng cũng tương đồng như vậy. Hai thị trường này là các thị trường tiềm năng có nhu cầu đi du lịch cao trong nội vùng các nước ASEAN, nên việc định hướng phát
+ Thị trường khách Singapore: Hàng năm lượng khách du lịch Singapore đi ra nước ngoài khoảng trên 3 triệu người, phần lớn trong số họ là hướng tới các nước trong nội vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên, hiện nay số khách Singapore đến Việt Nam, đặc biệt là Tây Nguyên còn rất hạn chế. Nhưng theo nghiên cứu cho thấy, khách du lịch Singapore rất ưa thích các khu du lịch nghỉ dưỡng núi, trong đó khu du lịch Đan Kia và Tuyền Lâm ở Đà Lạt rất được người Singapore lựa chọn. Tuy nhiên, hiện nay các khu du lịch này cũng như các khu du lịch nghỉ dưỡng khác ở Tây Nguyên chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ nên khả năng hấp dẫn khách du lịch Singapore còn hạn chế. Trong tương lai, chắc chắn Tây Nguyên nói chung và Đà Lạt nói riêng sẽ hấp dẫn đa số khách du lịch Singapore khi họ đến Việt Nam. Khách Singapore thường đi bằng phương tiện hàng không, có khả năng chi trả cao, thích mua sắm, thích tham quan thắng cảnh thiên nhiên, phù hợp với các sản phẩm du lịch ở Đà Lạt và Tây Nguyên. Các sản phẩm du lịch chính gồm:
- Du lịch nghỉ dưỡng núi Đà Lạt
- Du lịch tham quan thắng cảnh (cảnh quan rừng thông, thác nước…) - Du lịch chơi golf
- Du lịch dưỡng bệnh, tắm suối nước nóng - Du lịch sinh thái…
* Thị trường Tây Âu
+ Thị trường khách Pháp: Thị trường khách Pháp rất quan tâm đến các bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam, đặc biệt các đặc trưng văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã và đang hấp dẫn du khách Pháp. Sau khi „„Không gian Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên‟‟ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới, không những chỉ có khách Pháp mà nhiều thị trường khách du lịch văn hóa khác ở Tây Âu cũng rất quan tâm. Ngoài ra khách Pháp còn thích khám phá và tham gia vào các tour du lịch sinh thái mạo hiểm, do vậy Tây Nguyên rất có tiềm năng để thu hút các đối tượng khách này. Khách Pháp đến Việt Nam bằng đường hàng không, có khả năng chi trả trung bình và cao. Đối với thị trường Pháp, Tây Nguyên có thể đáp ứng các sản phẩm du lịch chủ yếu sau:
- Du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa (bản sắc văn hóa ở Tây Nguyên) - Du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia
- Du lịch thể thao mạo hiểm (leo núi, vượt thác…)
- Du lịch nghỉ dưỡng núi ở Đà Lạt, tham quan thắng cảnh…
+ Các thị trường Tây Âu khác (Đức, Đan Mạch, Anh, Hà Lan…): Các thị trường này trong những năm gần đây có xu thế đi du lịch nhiều hơn đến các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Cũng giống như khách Pháp, các thị trường này quan tâm đến du lịch văn hóa, du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, du lịch tham quan… Do vậy, Tây Nguyên có thể đáp ứng cho các thị trường này những sản phẩm du lịch giống như khách Pháp.
* Thị trường Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ và Canada): Khách du lịch Mỹ đến Việt Nam bằng đường hàng không, chủ yếu với những mục đích sau: đa số là tham quan, tìm hiểu văn hóa của một dân tộc đã từng chiến thắng chính họ trong cuộc kháng chiến; các nhà đầu tư Mỹ thì quan tâm đến một đất nước đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và bền vững, đây là cơ hội để họ hợp tác và đầu tư; các cựu chiến binh Mỹ lại quan tâm đến những nơi mà họ đã từng tham chiến, đã từng vào sinh ra tử để tưởng nhớ lại những hồi niệm trong quá khứ; một số khác mong muốn được khám phá những miền đất mới… Với những mục đích đó thì Tây Nguyên là vùng đất mà nhiều du khách Mỹ đang quan tâm. Khách du lịch Mỹ đến Việt Nam trong những năm qua liên tục tăng, đặc biệt sau những sự kiện lớn như Việt Nam trở thành thành viên của WTO, Việt Nam tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc tế quan trọng, các nguyên thủ hai nước Việt Nam và Mỹ đã thăm chính thức lẫn nhau… Trong những năm tới, thị trường Mỹ vẫn là một trong những thị trường du lịch quan trọng của Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng. Với thị trường này, du lịch Tây Nguyên có thể đáp ứng những sản phẩm chủ yếu sau:
- Du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa các dân tộc Tây Nguyên
- Du lịch thăm lại chiến trường xưa (các di tích lịch sử cách mạng, các di tích kháng chiến)
- Du lịch thương mại, tìm kiếm các cơ hội đầu tư - Du lịch sinh thái…