III. CÁC ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
1. Định hƣớng phát triển thị trƣờng du lịch
1.2. Thị trường nội địa
Vùng Tây Nguyên có nhiều điểm du lịch hấp dẫn và nổi tiếng trong cả nước. Với tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, Tây Nguyên đã và đang trở thành địa chỉ du lịch không thể thiếu trong các tour du lịch của người dân Việt Nam. Thị trường khách du lịch nội địa đến Tây Nguyên rất đa dạng về nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác, sở thích đi du lịch, và họ đến từ mọi miền đất nước. Đặc biệt các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng… là những thị trường gửi khách nội địa lớn của Tây Nguyên. Với nhiều lợi thế về tài nguyên, với đặc điểm đa dạng của thị trường nội địa…, Tây Nguyên có thế đáp ứng những sản phẩm du lịch chủ yếu sau:
- Du lịch nghỉ dưỡng núi, hồ trên vùng núi (Đan Kia Suối Vàng, Tuyền Lâm - Đà Lạt; biển hồ Tơ Nưng - Gia Lai; Măng Đen - Kon Tum…). Sản phẩm này đáp ứng cho mọi lứa tuổi.
- Du lịch tham quan thắng cảnh (các khu rừng thông; các điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Lạt như Lang Biang, Hồ Xuân Hương, Thung lũng tình yêu; các thác nước…); tham quan các di tích lịch sử văn hóa - cách mạng, các bản làng dân tộc (đặc biệt là các Nhà Rông, Buôn Đôn, làng văn hóa Kon Klor, Xã Lắk…). Sản phẩm này đáp ứng cho mọi lứa tuổi.
- Du lịch tắm suối khoáng, chữa bệnh (đáp ứng cho người cao tuổi).
- Du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí, thể thao mạo hiểm (đối tượng là thanh thiếu niên, học sinh và người lao động trung niên).
- Du lịch nghiên cứu sinh thái, văn hóa (dành cho các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên…)
- Du lịch nghỉ tuần trăng mật ở Đà Lạt (đối tượng là các cặp vợ chồng trẻ) - Du lịch chơi golf (chủ yếu dành cho các thương gia, những người có thu
nhập cao và những người yêu thích môn thể thao này)
- Du lịch thương mại, hội nghị, hội thảo (đối tượng là các cán bộ nhà nước, các thương gia…).