Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tây nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 116)

. Về chi phí cho tuyên truyền quảng bá, tiếp thị; chi phí cho đào tạo nguồn nhân lực…, cần có chính sách cho phép các doanh nghiệp được đưa vào chi phí

4.Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, nên để nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, đảm bảo các hoạt động kinh doanh du lịch có mức tăng trưởng ổn định, góp phần cho sự phát triển du lịch bền vững…, yếu tố con người là rất quan trọng, đặc biệt là các nhà quản lý, các nhà hoạch định chiến lược phát triển…

Xuất phát từ đặc điểm của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Vùng Tây Nguyên nói riêng là phát triển trong bối cảnh điểm xuất phát thấp, đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh còn thiếu kinh nghiệm, nhất là trong hợp tác kinh doanh quốc tế. Vì vậy, trong bối cảnh hội nhập hiện nay rất cần có một đội ngũ cán bộ năng động, đủ năng lực trong công tác quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch với hiểu biết rộng về thị trường, về các điều luật trong kinh doanh du lịch quốc tế, hạn chế các rủi ro của các doanh nghiệp du lịch trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới. Do vậy, để có một đội ngũ cán bộ đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế của các tỉnh Vùng Tây Nguyên, cần thiết phải có những chính sách phù hợp. Trước mắt, có thể xem xét một số chính sách về đào tạo nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ của đội ngũ lao động du lịch trong Vùng như sau:

- Tập trung đầu tư, tăng cường năng lực các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch; huy động năng lực dạy nghề, đặc biệt là doanh nghiệp trong ngành, hình thành mạng lưới đào tạo nhiều cấp độ để tăng nhanh quy mô đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp trong ngành du lịch, kỹ năng căn bản về du lịch cho lao động gián tiếp, người dân trong Vùng tham gia kinh doanh du lịch.

- Trong bối cảnh hiện nay, phần lớn các cán bộ quản lý, kinh doanh còn thiếu kinh nghiệm “thương trường”, nên cần có chính sách để các doanh nghiệp du lịch lớn trong Vùng (các khách sạn cao cấp 3 - 5 sao, các công ty lữ hành quốc tế…) chủ động và có điều kiện thuê các chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm cương vị quản lý điều hành trong một thời gian nhất định. Đây sẽ là điều kiện tốt để đội ngũ cán bộ quản lý điều hành kinh doanh có dịp học hỏi trực tiếp kinh nghiệm các chuyên gia, giải quyết cụ thể những tình huống mà thực tiễn đặt ra trong hoạt động kinh doanh. Nếu thực hiện tốt chính sách này, sau một thời gian “cọ sát” đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh Việt Nam sẽ trưởng thành, tiếp cận được với trình độ quản lý kinh doanh du lịch của các nước.

- Thực hiện chính sách Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng làm để đẩy nhanh công tác đào tạo lại và bồi dưỡng lực lượng lao động trong du lịch, từng bước xã hội hóa công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

- Có chính sách tào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có kết hợp với đào tạo mới cả ở trong và ngoài nước để đáp ứng yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài. Ưu tiên gửi những cán bộ có nhiều sáng kiến phát minh, có năng lực trong lĩnh vực quản lý kinh doanh du lịch đi đào tạo ở các nước có ngành du lịch phát triển để tiếp thu những kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý các hoạt động du lịch ở những nước này.

- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chính sách cán bộ từ quy hoạch, tuyển dụng, sắp xếp, sử dụng và quản lý, đến đãi ngộ…, chú trọng từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ, kết hợp ưu tiên sử dụng cán bộ có kiến thức, trình độ tay nghề và kinh nghiệm cao, đảm bảo tính kế thừa trong phát triển đội ngũ.

- Có chính sách ưu đãi, chú trọng đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, chuyên gia và nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

Để đạt được mục tiêu về đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển trong những năm tới, ngành Du lịch các tỉnh Vùng Tây Nguyên cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở các tỉnh trong Vùng cần xây dựng chiến lược tổng thể phát triển nguồn lực phù hợp với nhu cầu phát triển ngành du lịch ở địa phương, coi vấn đề nguồn lực con người (cả số lượng và chất lượng) là yếu tố quyết định trong việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển trong chiến lược phát triển ngành du lịch, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững.

- Tiến hành đáng giá thực trạng đội ngũ lao động ngành du lịch cả về số lượng và chất lượng và căn cứ yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn để có kế hoạch đào tạo mới và đào tạo lại cho phù hợp và hiệu quả.

- Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch cần thực hiện theo hướng tập trung và chuyên môn hóa cao, đảm bảo chất lượng toàn diện từ đội ngũ giảng viên, giáo trình và thi tuyển.

- Công tác tuyển dụng cần đảm bảo đúng nguyên tắc công khai và dân chủ, đúng quy định của luật pháp, bố trí cán bộ đúng người đúng việc không bị chi phối bởi các yếu tố tiêu cực và chú trọng nguyện vọng cá nhân để đảm bảo nhiệm vụ được giao phù hợp với năng lực.

- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý vĩ mô và hoạch định chính sách phát triển du lịch thì nội dung chương trình đào tạo cần chú trọng một số vấn đề cơ bản sau:

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tây nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 116)