Định hƣớng về liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tây nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 106)

III. CÁC ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN

6.Định hƣớng về liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch

Trong xu thế phát triển hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên đầy đủ của WTO, vấn đề "Liên kết, Hợp tác và Hội nhập" có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của cả quốc gia, của mỗi vùng và của mỗi địa phương. Đối với sự phát triển của du lịch vùng Tây Nguyên cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Trước hết, phát triển du lịch Tây Nguyên trong mối liên, kết hợp tác quốc tế và khu vực phải nằm trong chiến lược liên kết, hợp tác quốc tế chung của du lịch cả nước. Đồng thời, vùng Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ với các vùng khác như Duyên hải Miền Trung, Đông Nam Bộ, với tuyến du lịch “Con đường di sản Miền Trung”, với tuyến du lịch Xuyên Á nối Việt Nam với các nước Đông Dương và xa hơn là với các nước trong khối ASEAN và quốc tế..., do vậy "Liên kết, Hợp tác và Hội nhập" là định hướng rất quan trọng đối với sự phát triển du lịch của vùng Tây Nguyên.

quan trọng hàng đầu. Việc liên kết, hợp tác này trước hết nhằm phát huy được các lợi thế so sánh của mỗi địa phương về tiềm năng và các nguồn lực phát triển du lịch, đồng thời bổ sung khắc phục cho nhau những hạn chế trong phát triển… Thông qua việc liên kết, hợp tác sẽ làm phong phú và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tạo ra những sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng, có chất lượng cao cho toàn Vùng…, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh và những lợi thế trong phát triển du lịch của vùng Tây Nguyên. Đối với vùng Tây Nguyên, nơi mà các giá trị về tài nguyên (nhân tố quan trọng hàng đầu tạo nên các sản phẩm du lịch) và các điều kiện khác trong phát triển du lịch giữa các tỉnh là tương đối tương đồng, do vậy việc liên kết hợp tác này càng có ý nghĩa trong việc thực hiện tốt những mục tiêu phát triển chung của toàn Vùng.

+ Việc liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch vùng Tây Nguyên phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:

- Liên kết và hợp tác phát triển du lịch trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng, mang lại hiệu quả và cùng có lợi giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành trên cùng một địa phương, giữa các địa phương trong vùng, giữa vùng Tây Nguyên với các vùng lãnh thổ khác trong cả nước cũng như trong khu vực và quốc tế.

- Liên kết và hợp tác phát triển du lịch phải bổ sung khắc phục những hạn chế, phát huy những thế mạnh về du lịch của mỗi địa phương trong Vùng nhằm tạo được sức cạnh tranh chung về du lịch của Vùng so với các vùng lãnh thổ khác.

+ Về nội dung và các đối tác liên kết, hợp tác bao gồm:

- Liên kết, hợp tác giữa các tỉnh trong vùng Tây Nguyên về xây dựng các chương trình du lịch chung của toàn Vùng; đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của Vùng; đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; xây dựng một chương trình quảng bá xúc tiến, xây dựng thương hiệu để giới thiệu hình ảnh du lịch vùng Tây Nguyên như một điểm đến hấp dẫn.

- Liên kết, hợp tác giữa vùng Tây Nguyên với các vùng du lịch khác để kết nối các chương trình du lịch, kết hợp đa dạng hóa các sản phẩm du lịch…, đặc biệt với vùng Bắc Trung Bộ (kết nối tuyến du lịch con đường Di sản Miền Trung với không gian Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên); với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (khai thác sản phẩm du lịch biển đảo, các di sản văn hóa Chăm); với vùng Nam Bộ (khai thác du lịch tắm và nghỉ dưỡng biển, tham quan di tích, sinh thái miệt vườn cây trái, sông nước, rừng ngập nước, lễ hội).

- Liên kết, hợp tác quốc tế trong Tiểu vùng sông Mê Kông và các nước ASEAN để mở rộng và phát triển các tuyến du lịch.

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tây nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 106)