Giải pháp tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tây nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 122)

- Đối với công tác phát triển sản phẩm: Trên cơ sở nguồn tài nguyên du lịch đặc trưng của các tỉnh Tây Nguyên, các ngành chức năng cũng như các

6. Giải pháp tổ chức quản lý

- Tăng cường phối hợp, liên kết công tác quản lý nhà nước về du lịch giữa Trung ương và các địa phương trong vùng:

+ Tiếp tục phát huy vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch ở các cấp, đặc biệt ở Trung ương trong việc phối hợp liên ngành, liên tỉnh.

+ Phối hợp, liên kết trong công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý tài nguyên, phát triển nhân lực du lịch.

- Thực hiện phân cấp quản lý triệt để và thống nhất: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương quản lý theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm ngành; các địa phương trong vùng trực tiếp quản lý tài nguyên và phát triển du lịch theo quy hoạch ngành, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và các tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành.

- Nâng cao năng lực của các Sở quản lý chuyên ngành về du lịch ở các tỉnh trong Vùng với mục đích tăng cường khả năng quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn, trong đó bao gồm cả công tác đào tạo, xúc tiến quảng bá du lịch; tư vấn giúp Ủy ban Nhân dân các cấp xét duyệt các quy hoạch phát triển du lịch, các dự án đầu tư phát triển du lịch thuộc thẩm quyền.

- Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về du lịch nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi để quản lý và phát triển du lịch. Xây dựng các tiêu chuẩn quy phạm về quy hoạch, đầu tư phát triển, quản lý tài nguyên môi trường và các lĩnh vực có liên quan về du lịch.

- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh; thành lập cơ quan quản lý chuyên ngành trong quản lý quy hoạch và phát triển du lịch (Ban quản lý các dự án phát triển du lịch trực thuộc các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

- Tăng cường cơ chế phối hợp hoạt động du lịch giữa các địa phương trong vùng để tạo ra được những sản phẩm du lịch có chất lượng, độc đáo, hấp dẫn và có sức cạnh tranh, tạo ra sự thúc đẩy tương hỗ nhằm phát triển du lịch các địa phương trong Vùng.

- Tăng cường phối hợp hành động liên ngành trong việc thực hiện các định hướng phát triển du lịch dưới sự chỉ đạo thống nhất của UBND các tỉnh trong Vùng để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch như đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, bảo tồn khai thác tài nguyên tự nhiên, xã hội và môi trường, quản lý sử dụng đất đai, cơ sở hạ tầng...

- Chú trọng nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư bản địa và tạo điều kiện để cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch, qua đó góp phần nâng cao thu nhập của cộng đồng, đồng thời dựa vào cộng đồng để giám sát việc thực hiện các quy định đảm bảo an ninh quốc gia ở những khu vực này. Ở đây cần chú trọng phát triển mô hình du lịch cộng đồng, coi đó là phương thức tiếp cận quan trọng để phát triển du lịch Vùng Tây Nguyên bởi một mặt sẽ tạo ra được những sản phẩm du lịch hấp dẫn như “home stay” trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa bản địa, sinh hoạt truyền thống của người dân Tây Nguyên, mặt khác sẽ tạo điều kiện để người dân trực tiếp tham gia, điều hành du lịch, qua đó nâng cao thu nhập, ổn định đời sống và góp phần bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh quốc gia ở khu vực này.

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tây nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)