Định hƣớng về đầu tƣ phát triển du lịch

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tây nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 96)

III. CÁC ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN

4. Định hƣớng về đầu tƣ phát triển du lịch

4.1. Vai trò đầu tư trong chiến lược phát triển du lịch vùng Tây Nguyên

Được xác định là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong Vùng, du lịch đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Để phát triển tương xứng với vị trí và tiềm năng của mình, Ngành du lịch ở các tỉnh Vùng Tây Nguyên cần xác định các chiến lược phát triển, mà trong đó chiến lược đầu tư du lịch có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch, nhưng lại rất nhạy cảm, dễ bị thay đổi, dễ bị tổn hại trước các tác động của thiên nhiên cũng như các hoạt động của con người…, không dễ gì khôi phục lại trạng thái ban đầu. Tình trạng phổ biến của hoạt động du lịch ở các địa phương hiện nay là chỉ tập trung khai thác tối đa những tài nguyên sẵn có, thiếu sự đầu tư, tôn tạo, bảo vệ cho mục đích khai thác lâu dài, thậm chí ở nhiều nơi sự khai thác ồ ạt, thiếu quy hoạch đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, hủy hoại cảnh quan, làm suy thoái và giảm giá trị của các nguồn tài nguyên du lịch.

Vùng Tây Nguyên tập trung nhiều tài nguyên và các điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều ngành ngành kinh tế (thủy điện, lâm nghiệp, nông nghiệp, khai khoáng, thương mại dịch vụ, du lịch, an ninh quốc phòng…). Tuy nhiên, trên thực tế phát triển cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế trong vùng thường thấp hơn những vùng khác, các hoạt động kinh doanh, đầu tư ở đây diễn ra kém sôi động hơn, đặc biệt ngành du lịch chỉ chiếm vị trí tương đối khiêm tốn so với các vùng khác trong cả nước. Một trong những nguyên nhân cơ bản là công tác xây dựng các dự án phát triển du lịch, các khu du lịch, khu vui chơi giải trí... để thu hút vốn trong và ngoài nước chưa được chú trọng, chưa thực sự thu hút các nhà đầu tư, chiến lược phát triển thị trường và sản phẩm chưa phù hợp, vì thế chưa

thực sự góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ du lịch.

Đầu tư trong du lịch ở các tỉnh Vùng Tây Nguyên thời gian qua chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, trong khi đó sản phẩm du lịch lại quá đơn điệu, không được chú ý đầu tư cải thiện chất lượng nên chưa hấp dẫn du khách, dẫn đến hiệu quả đầu tư không cao. Vấn đề cấp bách đặt ra là phải căn cứ vào đặc điểm tài nguyên du lịch cũng như các điều kiện phát triển và khả năng thu hút vốn đầu tư để xây dựng các dự án hướng vào lĩnh vực xây dựng các khu du lịch lớn với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, đầy đủ tiện nghi với dịch vụ cao cấp, hoàn hảo; xây dựng các khu vui chơi giải trí, thể thao tổng hợp, nghỉ dưỡng đa dạng, phong phú có ý nghĩa quốc gia và quốc tế... đảm bảo đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch trong vùng, thỏa mãn các nhu cầu đa dạng nhằm cuốn hút, tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của khách du lịch khi đến Tây Nguyên.

4.2. Các khu vực ưu tiên đầu tư phát triển du lịch

+ Đối với địa bàn trọng điểm TP.Đà Lạt gắn với hồ Tuyền Lâm, hồ Đan Kia - Suối Vàng, cần ưu tiên đầu tư vào các khu du lịch quốc gia (Hồ Tuyền Lâm, Đan Kia Đà Lạt), đô thị du lịch quốc gia Đà Lạt, khu du lịch sinh thái VQG Bi Đúp-Núi Bà, khu vực Di chỉ khảo cổ Cát Tiên gắn với VQG Cát Lộc - Cát Tiên...

+ Đối với địa bàn trọng điểm Đắk Lắk, Đắk Nông gắn với VQG Yokđôn và Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, cần tập trung ưu tiên đầu tư vào khu du lịch quốc gia Yok Đôn, điểm du lịch quốc gia Hồ Lắk, khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Buôn Đôn (Đắk Lắk) và điểm du lịch quốc gia thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông). Ngoài ra, các khu vực khác cần ưu tiên đầu tư là các khu, điểm du lịch cấp địa phương đã được xác định trong danh mục các dự án ưu tiên đầu tư (Phụ lục 18).

+ Đối với địa bàn trọng điểm Gia Lai - Kon Tum gắn với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Măng Đen, Yaly, tập trung đầu tư ở các khu vực trọng điểm như các khu, điểm du lịch quốc gia (khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Măng Đen, điểm du lịch quốc gia Ngã ba Đông Dương - Kon Tum, điểm du lịch quốc gia Hồ Ya Ly - Gia Lai). Ngoài ra, các khu vực khác cần ưu tiên đầu tư là các khu, điểm du lịch cấp địa phương đã được xác định trong danh mục các dự án ưu tiên đầu tư (Phụ lục 18).

4.3. Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư phát triển du lịch

- Đầu tư xây dựng các khu du lịch quốc gia, các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, các điểm du lịch quốc gia… một cách đồng bộ, có chất lượng cao, với các sản phẩm du lịch mang thương hiệu Tây Nguyên để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Đầu tư tăng cường hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành (chủ yếu là khách sạn, phương tiện vận chuyển, các hình thức và phương tiện vui chơi giải trí, các dịch vụ bổ sung…), đầu tư cho các cơ sở đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch, đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch…

- Đầu tư cho các ngành dịch vụ có liên quan đến tổ chức hoạt động du lịch (sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ; trung tâm thương mại, hội chợ…), đầu tư khôi phục các lễ hội, các giá trị văn hóa truyền thống…

- Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội (chủ yếu là giao thông, cấp nước, cấp năng lượng, thông tin liên lạc, hệ thống xử lý chất thải...).

- Đầu tư bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên; làm tăng giá trị môi trường sinh thái, tăng giá trị tài nguyên cho các khu, điểm du lịch.

4.4. Các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch

Các khu du lịch quốc gia, các điểm du lịch quốc gia; đô thị du lịch quốc gia; các khu du lịch sinh thái, nghiên cứu, nghỉ dưỡng; các khu du lịch văn hóa - lịch sử; các khu vui chơi giải trí - thể thao… đóng một vai trò rất quan trọng đối với việc thu hút và đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, vì vậy cần được ưu tiên đầu tư phát triển. Trước hết, theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 thì trên địa bàn Vùng Tây Nguyên có 4 khu du lịch quốc gia cần được ưu tiên đầu tư phát triển đồng bộ để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù, có chất lượng cao, mang thương hiệu Du lịch Tây Nguyên để hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Các khu du lịch này bao gồm (bảng 34):

Bảng 34: Các dự án khu du lịch quốc gia ưu tiên đầu tư vùng Tây Nguyên (bảng ngang trong phụ lục)

Ngoài các khu du lịch quốc gia cần được ưu tiên đầu tư ở trên, trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Nguyên còn có 4 điểm du lịch quốc gia; 1 đô thị du lịch và các dự án; các khu, điểm du lịch địa phương cần được đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch và người dân địa phương (chi tiết các các khu du lịch địa phương được đưa ra ở phụ lục 18). Song song với việc đầu tư các khu, điểm, đô thị du lịch, cần tiến hành đồng thời việc đầu tư thực hiện các chương trình về: Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch; Xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch Tây Nguyên; Bảo tồn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch; Phát triển hạ tầng du lịch then chốt.

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tây nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)