Du lịch tham quan lễ hội (Núi Bà Đen, Núi Sam), tham quan chợ nổi (Cái Bè, Phụng Hiệp…)

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tây nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 129)

Bè, Phụng Hiệp…).

. Du lịch thương mại, hội nghị, hội thảo…

8.3. Liên kết, hợp tác quốc tế trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng và các nước ASEAN nước ASEAN

Chương trình phát triển du lịch Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) là một chương trình phát triển ưu tiên nằm trong khuôn khổ hợp tác chung của

các quốc gia trong lưu vực sông Mê Kông từ Vân Nam (Trung Quốc) đến đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam). Chương trình này nhận được sự quan tâm của chính phủ các nước trong khu vực cũng như của các tổ chức quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động du lịch ở các vùng lãnh thổ có liên quan, trong đó Tây Nguyên là một vùng lãnh thổ nằm trong trung tâm của toàn Tiểu vùng GMS.

TP.Hồ Chí Minh được xác định là cửa ngõ quan trọng của Phân đoạn 6 trên lãnh thổ Việt Nam trong tổng thể hoạt động du lịch GMS kéo dài từ Vân Nam (Trung Quốc) qua Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Với vị trí này, du lịch TP.Hồ Chí Minh nói riêng, du lịch Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Vùng Tây Nguyên, Vùng Đông Nam Bộ và Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung là một bộ phận không thể tách rời trong hoạt động du lịch của chương trình GMS.

Căn cứ vào định hướng phát triển du lịch của Tiểu vùng GMS, một số hoạt động liên kết, hợp tác của Vùng Tây Nguyên cần quan tâm trước mắt bao gồm:

- Phát triển các tuyến du lịch đường bộ từ Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh) theo tuyến đường xuyên Á qua TP. Hồ Chí Minh rồi đến Đà Lạt (theo quốc lộ 20) và các tỉnh khác; hoặc trực tiếp từ Lào đến Tây Nguyên qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y - Kon Tum và từ Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh - Gia Lai.

- Phát triển các tuyến du lịch đường không Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Pleiku - TP.Hồ Chí Minh - Phnôm Pênh - Viên Chăn - Băng Cốc; hoặc Đà Lạt (Buôn Ma Thuột, Pleiku) - Hà Nội - Trung Quốc.

- Hợp tác trong công tác tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh đất nước và con người Tây Nguyên, cũng như các cơ hội đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn.

Ngoài các chương trình liên kết, hợp tác trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, Tây Nguyên có vị trí trung tâm của các nước ASEAN, nên liên kết hợp tác trong phát triển du lịch có ý nghĩa quan trọng không những đối với du lịch Tây Nguyên nói riêng mà còn đối với du lịch cả nước. Trong liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các nước ASEAN cần chú trọng đến các chương trình sau:

- Mở rộng phát triển các chương trình du lịch liên kết giữa 13 tỉnh biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia (gắn với Tam giác phát triển và Chương trình ba quốc gia một điểm đến), từ đó mở rộng ra các nước trong khu vực ASEAN.

- Phát triển chương trình du lịch Tây Nguyên - Các tỉnh Nam Lào - Savanakhet - Mục Đa Hán (Thái Lan) qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y, từ đó mở rộng ra các nước ASEAN.

- Mở rộng liên kết và hợp tác phát triển các chương trình du lịch Tây Nguyên - Bình Phước - Đông Bắc Campuchia qua cửa khẩu Hoa Lư, và từ đó mở rộng ra các nước ASEAN.

Trong liên kết, hợp tác quốc tế cần liên kết với các tổ chức cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều) để nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu và khai thác các thị trường du lịch nước ngoài đến Tây Nguyên (kể cả khách du lịch là Việt kiều và người dân nước sở tại). Hiệp hội Du lịch Vùng Tây Nguyên

sẽ làm đầu mối trong liên kết hợp tác, đóng vai trò chủ đạo để các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thự hiện.

9. Giải pháp đảm bảo an ninh quốc phòng

Với vị trí chiến lược rất quan trọng không những về mặt kinh tế, Vùng Tây Nguyên còn giữ vị trí chiến lược về mặt quốc phòng an ninh. Thực tế đã cho thấy, trong cuộc kháng chiến giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc, quân và dân ta đã chiếm được Tây Nguyên và từ đó làm địa bàn chiến lược giải phóng hoàn toàn Miền Nam. Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tây Nguyên trở thành địa bàn chiến lược của cả nước trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong phát triển một số ngành quan trọng của quốc gia như trồng và chế biến cây công nghiệp (cà phê, cao su, mía, cây ăn quả); phát triển thành vùng kinh tế thương mại dịch vụ và đặc biệt là du lịch.

Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, Tây Nguyên có vị trí chiến lược về mặt an ninh quốc phòng của quốc gia, do vậy việc phát triển kinh tế - xã hội ở đây nhất thiết phải gắn chặt với việc đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Với giải pháp này có thể thực hiện một số nội dung cụ thể sau:

- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các địa phương trong vùng Tây Nguyên; giữa ngành Du lịch và các ngành liên quan, đặc biệt với Công an, Bộ đội Biên phòng để đảm bảo an toàn cho khách du lịch, góp phần giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và ninh quốc gia.

- Tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là hợp tác, liên kết giữa các tỉnh có biên giới với Lào và Campuchia trong phát triển du lịch để góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong việc triển khai và thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2009/TTLT-BCA- BVHTTDL ngày 22/7/2009 về hướng dẫn phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trong hoạt động du lịch (đặc biệt ở các địa bàn sát biên giới với Lào và Campuchia).

- Tiến hành giao cho một số đơn vị bộ đội chủ lực, kết hợp với bộ đội địa phương ở một số địa bàn để vừa tham gia các hoạt động KT - XH vừa bảo đảm về mặt quốc phòng. Vấn đề này cần có sự chỉ đạo của Chính phủ và sự phối hợp

chặt chẽ giữa Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Bộ Quốc phòng, cũng như các địa phương trong Vùng.

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tây nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)