III. CÁC ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
3. Tổ chức không gian phát triển du lịch
3.1. Không gian du lịch theo lãnh thổ
Căn cứ vào các đặc điểm tự nhiên, các giá trị văn hóa và sự phân bố tài nguyên du lịch, mạng lưới giao thông và các yếu tố kinh tế - xã hội khác…, không gian du lịch Vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được định hướng theo các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch như sau:
3.1.1. Thành phố Đà Lạt gắn với hồ Tuyền Lâm, hồ Đan Kia - Suối Vàng
3.1.1.1. Các giá trị tài nguyên đặc trưng
- Thành phố Đà Lạt hơn 100 năm tuổi, với nhiều công trình kiến trúc cổ - Hệ thống hồ (hồ Tuyền Lâm, hồ Đan Kia - Suối Vàng, hồ Xuân Hương,
hồ Than Thở, hồ Đa Thiện, hồ Đại Ninh, hồ Vạn Kiếp, hồ Mê Linh) - Hệ thống thác nước (Cam Ly, Đambri, thác Voi, thác Pongour…) và cảnh
quan các rừng thông.
- Các vườn quốc gia, các khu bảo tồn với tính đa dạng sinh học cao như Bi Đúp - Núi Bà, Cát Lộc - Cát Tiên
- Khu di chỉ khảo cổ Cát Tiên…
3.1.1.2. Hướng khai thác các sản phẩm du lịch: Địa bàn trọng điểm Thành phố Đà Lạt với đặc điểm nổi trội về tài nguyên du lịch tự nhiên (khí hậu, cảnh quan, hồ, thác nước, các hệ sinh thái...), hướng khai thác chủ yếu về sản phẩm du lịch là du lịch tham quan, sinh thái, nghỉ dưỡng... Các sản phẩm du lịch chính bao gồm:
- Du lịch nghỉ dưỡng núi và hồ (Tuyền Lâm, Đan Kia - Suối Vàng). - Du lịch nghiên cứu các hệ sinh thái tự nhiên.
- Du lịch tham quan nghiên cứu văn hóa (di chỉ khảo cổ Cát Tiên, văn hóa Nhà Dài, các lễ hội...).
- Du lịch sinh thái nông nghiệp công nghệ cao (tham quan nghiên cứu các loài hoa, rau quả, chè, tơ tằm...)
- Du lịch vui chơi giải trí, chơi golf, du lịch thể thao mạo hiểm. - Du lịch cuối tuần, nghỉ tuần “Trăng mật”.
- Du lịch MICE (festival Hoa, festival Trà..., tổ chức các sự kiện văn hóa - thể thao - du lịch...).
3.1.2. Đắk Lắk, Đắk Nông gắn với vườn quốc gia Yokđôn và Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
3.1.2.1. Các giá trị tài nguyên đặc trưng
- Vườn quốc gia Yok Đôn (huyện Buôn Đôn và huyện Ea Súp)
- Cụm di tích ở TP.Buôn Ma Thuột (Bảo tàng các dân tộc Đắk Lắk, Chùa Khải Đoan, biệt điện Bảo Đại, nhà tù Buôn Ma Thuột, Bia Lạc Giao, đồi thông Buôn Ma Thuột…)
- Tháp Yang Prong (huyện Ea Súp) - Mộ vua săn bắt Voi (huyện Buôn Đôn)
- Hang đá Dak Tuar và thác Dak Tuar (huyện Krông Bông) - Hồ Lắk (huyện Lắk)
- Thác Thủy Tiên (huyện Krông Năng) - thác Krông Kmar (huyện Krông Bông)
- Vườn Quốc gia Chư Yang Sin (huyện Lắk và Krông Bông), - Đèo Phượng Hoàng...
- Khu bảo tồn Nam Nung, Tà Đùng
- Thác Dray Sáp, thác Gia Long, thác Dray Nur trên sông Serepok, thác Diệu Thanh trên suối Đắk R’tih (huyện Đắk R'Lấp), thác Ba Tầng (huyện Đắk Glong), Thác Trinh Nữ (huyện Cư Jút); Cồng chiêng M’Nông
- Cụm di tích lịch sử N’Trang Lơng, N’Trang Gưh, Ngục Đắk Mil…
3.1.2.2. Hướng khai thác các sản phẩm du lịch: Địa bàn trọng điểm Đắk Lắk, Đắk Nông với đặc điểm nổi trội về tài nguyên du lịch nhân văn, hướng khai thác chủ yếu là du lịch văn hóa gắn với “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”; và du lịch sinh thái rừng, sinh thái nông nghiệp nông thôn. Các sản phẩm du lịch chính gồm:
- Du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa: các di tích lịch sử, các lễ hội, truyền thống, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
- Du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn, nghỉ dưỡng núi và hồ (các nông trường cà phê, cao su; nghỉ dưỡng Hồ Lắk, Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Buôn Đôn...).
- Du lịch nghiên cứu các hệ sinh thái vườn quốc gia, các khu bảo tồn (Yok Đôn, Chư Yang Sin, Nam Nung, Tà Đùng...).
- Du lịch tham quan (hệ thống thác nước, cảnh quan...).
- Du lịch thể thao mạo hiểm (vượt thác, nhảy dù, dù lượn, khinh khí cầu). - Du lịch MICE (hội nghị hội thảo, festival...).
3.1.3. Gia Lai - Kon Tum gắn với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Măng Đen, hồ Yaly
3.1.3.1. Các giá trị tài nguyên đặc trưng - Khu di tích danh thắng Măng Đen.
- Vườn quốc gia Kon Ka King và Chư Mom Ray.
- Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, rừng đặc dụng Đắk Uy.
- Hệ thống các di tích văn hóa kịch sử, cách mạng ở Kon Tum (Ngục Kon Tum, nhà thờ Gỗ, làng văn hóa Kon Klor...).
- Hồ Yaly và nhà máy thủy điện Yaly.
- Biển hồ và hệ thống di tích tại thành phố Pleiku. - Khu danh thắng thác Phú Cường...
3.1.3.2. Hướng khai thác các sản phẩm du lịch: Địa bàn trọng điểm Gia Lai - Kon Tum sở hữu nhiều tài nguyên du lịch nhân văn gắn với các dân tộc bản địa Tây
Nguyên, trong đó nổi bật là dân tộc Ba Na, Gia Rai…, gắn với hình ảnh Nhà Rông, Nhà Mồ…, hướng khai thác các sản phẩm du lịch gồm:
- Du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa: các di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống, không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.
- Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng núi và hồ (Măng Đen, Yaly, Biển Hồ...). - Du lịch biên giới gắn với tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. - Du lịch vui chơi giải trí và thể thao mạo hiểm...
3.2. Hệ thống các khu, điểm, tuyến du lịch và đô thị du lịch
3.2.1. Hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch
3.2.1.1. Các khu, điểm du lịch: Căn cứ đặc điểm tài nguyên du lịch và thực tế nhu cầu phát triển, định hướng quy hoạch phát triển các khu du lịch quốc gia, các điểm du lịch quốc gia Vùng Tây Nguyên như sau:
a) Các khu du lịch quốc gia:
- Khu du lịch văn hóa, sinh thái nghỉ dưỡng quốc gia Măng Đen (tỉnh Kon Tum) với các sản phẩm du lịch tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu bản sắc văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng núi, vui chơi giải trí, hội nghị, hội thảo…
- Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng quốc gia Yok Đôn (tỉnh Đắk Lắk) với các sản phẩm du lịch tham quan, nghiên cứu sinh thái, khám phá mạo hiểm, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, nghỉ dưỡng núi…
- Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm (tỉnh Lâm Đồng) với các sản phẩm du lịch tham quan, nghiên cứu sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh chăm sóc sắc đẹp, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, du lịch golf, thể thao nước…
- Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng quốc gia Đan Kia Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) với các sản phẩm du lịch nghiên cứu sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh chăm sóc sắc đẹp, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, du lịch golf, thể thao nước…
b) Các điểm du lịch quốc gia:
- Điểm du lịch Hồ thủy điện Yaly (tỉnh Gia Lai và Kon Tum) với du lịch tham quan cuối tuần, vui chơi giải trí, thể thao...
- Điểm du lịch Ngã Ba Đông Dương (tỉnh Kon Tum) với các sản phẩm du lịch tham quan, du lịch biên giới, thương mại cửa khẩu, mua sắm, quá cảnh...
- Điểm du lịch Hồ Lắk (tỉnh Đắk Lắk) với các sản phẩm du lịch tham quan, du lịch vui chơi giải trí cuối tuần, thể thao cắm trại, tham quan bản làng (Buôn Jun...)
- Điểm du lịch thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) với du lịch tham quan cuối tuần, vui chơi giải trí, thể thao, hội nghị hội thảo…
c) Các khu, điểm du lịch địa phương: Ngoài các khu, điểm du lịch quốc gia, hệ thống các khu, điểm du lịch địa phương bao gồm (bảng 32).
Bảng 32: Danh mục các điểm du lịch phụ trợ Vùng Tây Nguyên
TT Điểm du lịch Địa chỉ Nội dung
(1) (2) (3) (4)
Tỉnh Kon Tum