Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tây nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 32)

II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG TÂY NGUYÊN

2.3.Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

2. Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu

2.3.Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

2.3.1. Các cơ sở lưu trú: Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng đáng kể về khách du lịch, hệ thống các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí trên địa bàn Tây Nguyên cũng phát triển nhanh. Tuy nhiên, tốc độ xây dựng nhanh chóng (không có quy hoạch) của các cơ sở lưu trú du lịch nhất là hệ thống các nhà trọ, các phòng nghỉ dân dã tại các làng bản, phum sóc... phục vụ cho loại hình du lịch sinh thái đã nâng tổng số phòng khách sạn ở Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk... lên

cao, tạo ra sự khủng hoảng thừa trong những mùa vắng khách và hạ thấp công suất sử dụng phòng trung bình năm trên địa bàn.

Năm 2000 toàn Vùng mới có 474 cơ sở lưu trú với tổng số 5.905 phòng, thì đến năm 2005 đã có 687 cơ sở lưu trú với 9.153 phòng (chiếm 10,6% số cơ sở lưu trú và 7,0% lượng phòng của cả nước); đến năm 2011 số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn đã được tăng lên đáng kể với 1.086 cơ sở và 17.808 phòng.

Bảng 15: Cơ sở lưu trú du lịch các tỉnh Vùng Tây Nguyên (2000 - 2011)

Đơn vị: Cơ sở; Phòng Số TT Tên tỉnh 2000 2005 2010 2011 CSLT Phòng CSLT Phòng CSLT Phòng CSLT Phòng 1 Kon Tum 3 87 20 360 43 800 51 979 2 Gia Lai 14 400 27 709 50 1.220 50 1.220 3 Đắk Lắk 15 401 50 1.069 115 2.336 148 2.843 4 Đắk Nông 14 172 80 1.025 122 1.410 5 Lâm Đồng 442 5,017 576 6.843 696 11.306 715 11.356 Toàn vùng 474 5.905 687 9.153 984 16.687 1.086 17.808 Tỷ lệ % so cả nước 12,7 7,4 10,6 7,0 8,1 7,0 7,4 6,5 Cả nước 3.306 72.212 6.469 131.051 12.089 236.747 14.654 272.617

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh trong Vùng.

Sự phân bố các cơ sở lưu trú ở Tây Nguyên là không đồng đều. Hầu hết các khách sạn đều tập trung ở Lâm Đồng (715 cơ sở), Đắk Lắk (148 cơ sở) và gần đây tỉnh Đắk Nông đang trong quá trình đầu tư phát triển ngành dịch vụ du lịch nên đã tập trung nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch từ chỗ chỉ có 16 cơ sở với 152 phòng (khi tách tỉnh năm 2004), đến nay đã có 122 cơ sở với 1.410 phòng lưu trú (bảng 15).

Công suất sử dụng phòng trung bình năm của các cơ sở lưu trú trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên (ngoại trừ các cơ sở lưu trú của Đà Lạt - Lâm Đồng đạt công suất trên 60%), nhìn chung còn thấp, chỉ khoảng từ 30 - 40%.

Xếp hạng cơ sở lưu trú: Toàn Vùng Tây Nguyên mới có 140 cơ sở lưu trú được xếp hạng với 4.638 phòng (chiếm 12,9% số cơ sở và 26,0% số phòng).

Bảng 16: Loại hạng cơ sở lưu trú du lịch Vùng Tây Nguyên

Đơn vị: Cơ sở, Phòng

Hạng CSLT

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số CSLT Số phòng Số CSLT Số phòng Số CSLT Số phòng 1 sao 61 6,7% 1.431 9,1% 79 8,0% 1.601 9,6% 78 7,2% 1.567 8,8% 2 sao 48 5,3% 1.530 9,7% 46 4,7% 1.468 8,8% 42 3,9% 1.352 7,6% 3 sao 7 0,8% 411 2,6% 11 1,1% 732 4,4% 10 0,9% 680 3,8% 4 sao 8 0,9% 884 5,6% 8 0,8% 884 5,3% 9 0,8% 996 5,6% 5 sao 1 0,1% 43 0,3% 1 0,1% 43 0,3% 1 0,1% 43 0,2% Tổng số 908 100% 15.710 100% 984 100% 16.687 100% 1.086 100% 17.808 100%

2.3.2. Các cơ sở vui chơi giải trí: Các khu du lịch, các khu vui chơi giải trí hiện nay là khâu yếu kém của các tỉnh Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.

Về các khu, điểm du lịch tại Lâm Đồng, hiện nay toàn tỉnh có 32 khu, điểm tham quan du lịch đã được đầu tư và khai thác kinh doanh cùng với hơn 60 điểm tham quan miễn phí khác (các danh thắng tự nhiên, các công trình kiến trúc, cơ sở tôn giáo, làng nghề, làng dân tộc bản địa, di chỉ khảo cổ…) phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí cho khách du lịch.

Đến du lịch Đắk Lắk, Đắk Nông du khách có thể đến với các khu rừng nguyên sinh với sự đa dạng về hệ sinh thái và đa dạng về loài ở Vườn quốc gia Yok Đôn, rừng đặc dụng Nam Ka, khu bảo tồn Nam Nung, Tà Đùng; Đình Lạc Giao - nơi ghi dấu ấn của nền văn hóa người Việt trên mảnh đất cao nguyên; Biệt Điện của cựu hoàng đế Bảo Đại, di tích tháp Chăm Yang Prông, Nhà Đày Buôn Ma Thuột, hang đá Đắk Tur, Bảo tàng Dân tộc Đắk Lắk...

Đến Gia Lai, khách du lịch có thể đến thăm Khu Di tích Lịch sử Văn hóa Làng kháng chiến S’Tor - quê hương Anh hùng Núp; khu du lịch sinh thái và lễ hội “Về nguồn”. Tại đây, du khách có thể tham gia vào các hoạt động dã ngoại cắm trại, họp mặt bạn bè, câu cá thư giãn... Các điểm du lịch này bước đầu đã đáp ứng nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng của dân địa phương và khách du lịch vào các dịp lễ Tết.

Các địa phương trong vùng đang triển khai quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch trọng điểm. Dự kiến từ nay đến năm 2015 và 2020, khu vực Tây Nguyên sẽ tập trung đầu tư các khu du lịch trọng điểm: khu du lịch sinh thái thác Phú Cường và lòng hồ Ayun Hạ; khu du lịch sinh thái lòng hồ Yaly; khu du lịch Lâm Viên Biển Hồ; căn cứ cách mạng Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai), khu du lịch Hồ Than thở, khu du lịch thác Pren, đầu tư phát triển cụm du lịch Hồ Xuân Hương (tỉnh Lâm Đồng), khu du lịch Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk), khu du lịch rừng đặc dụng Đắk Uy, làng du lịch văn hóa sinh thái Kon Ke Tu, khu du lịch làng Plei Tum bên lòng hồ Ya Ly, khu du lịch văn hóa lịch sử làng Đắk Răng - Bến Héc - Ngã ba Đông Dương; khu du lịch văn hóa dân tộc Xê Đăng; khu văn hóa dân tộc Jẻ Triêng; làng văn hóa Đắk Răng (tỉnh Kon Tum).

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tây nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 32)