III. CÁC ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
5. Định hƣớng bảo vệ môi trƣờng du lịch
5.2. Định hướng một số hoạt động nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường
5.2.1. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường du lịch: Tiếp tục bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường như: chính sách khuyến khích các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải và phục hồi môi trường; cơ chế công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và xử lý ô nhiễm cho cộng đồng dân cư; chính sách thu thuế, thu phí đối với các loại chất thải; quy định bắt buộc các cơ sở tự quan trắc và định kỳ báo cáo kết quả quan trắc môi trường với cơ quan có thẩm quyền; xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc gia về chất thải, tiêu chuẩn phát thải vào môi trường; các hướng dẫn kỹ thuật về kiểm soát ô nhiễm môi trường.
+ Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường du lịch: Từng bước xây dựng, hoàn thiện và hiện đại hóa các mạng lưới quan trắc môi trường, bao gồm mạng lưới quan trắc môi trường tại từng tỉnh ở Tây Nguyên và mạng lưới quan trắc tại từng khu du lịch trọng điểm quốc gia.
Ở Tây Nguyên, đã tiến hành xây dựng chương trình/mạng lưới quan trắc hiện trạng một số thành phần môi trường đất, nước mặt, nước ngầm và không khí trên địa bàn một số tỉnh.
+ Điều tra thống kê các nguồn thải từ hoạt động du lịch: Theo các nhà chuyên môn, điều tra và thống kê nguồn thải được xem là một công tác quan trọng nhất trong công tác quản lý bảo vệ môi trường nói chung và quản lý bảo vệ môi trường du lịch nói riêng.
Trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, các nguồn thải luôn có sự biến động khá lớn cả theo không gian và thời gian. Vì vậy cần thiết phải xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu về các nguồn thải đầy đủ và có khả năng cập nhật thường xuyên, liên tục kết hợp đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng môi trường đồng bộ để có thể đưa ra các số liệu phục vụ công tác quản lý.
Trên cả nước, đặc biệt là các địa phương thuộc các vùng núi, vùng dân tộc thiểu số như Tây nguyên thì do hạn chế về kinh phí và nguồn nhân lực tại địa phương, nên công tác điều tra, đánh giá nguồn thải còn chưa được triển khai thành nhiệm vụ thường xuyên để đáp ứng được nhu cầu thực tế của công tác quản lý môi trường.
+ Quy hoạch và phát triển hệ thống thu gom, xử lý chất thải từ hoạt động du lịch: Quy hoạch quản lý chất thải là quy hoạch chuyên ngành xây dựng, bao gồm: điều tra, khảo sát, dự báo chi tiết nguồn và tổng lượng phát thải các loại chất thải thông thường và nguy hại; xác định vị trí và quy mô các trạm trung chuyển, phạm vị thu gom, vận chuyển; xác định vị trí, quy mô cơ sở xử lý chất thải trên cơ sở đề xuất công nghệ xử lý thích hợp; xây dựng kế hoạch và nguồn lực nhằm thu gom và xử lý triệt để các loại chất thải.
Ở Tây Nguyên, cần quy hoạch và triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật về thu gom và xử lý chất thải, ưu tiên xây dựng và vận hành các trung tâm xử lý chất thải nguy hại, các trạm trung chuyển, tiền xử lý, tái chế chất thải rắn; thu gom và xử lý nước thải tại các đô thị du lịch và khu du lịch.
+ Xây dựng cơ sở ngành về các nguồn thải, các loại chất thải và lượng phát thải: Xây dựng cơ sở dữ liệu vùng, cơ sở ngành về các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải; thực hiện rộng rãi việc cung cấp thông tin về tình hình ô nhiễm môi trường và xử lý ô nhiễm cho cộng đồng dân cư; ban hành cơ chế phù hợp để khuyến khích và thúc đẩy việc tham gia tích cực, chủ động của các đoàn thể quần chúng, cộng đồng dân cư và mọi người dân vào hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường.
5.2.2. Định hướng về các giải pháp kỹ thuật khắc phục sự cố về môi trường
5.2.2.1. Nghiên cứu xác định mức chịu tải của các khu du lịch nhằm ngăn chặn các sự cố do quá tải: Tài nguyên và môi trường ở một khu du lịch sẽ không được bảo vệ tốt nếu phát triển du lịch quá mức chịu tải, do vậy việc nghiên cứu mức chịu tải của một khu du lịch và duy trì sự phát triển du lịch trong chừng mực nào đó là hết sức quan trọng. Sức chịu tải ở đây được thể hiện là các chỉ số quan tâm nhất tại một địa điểm nhất định trong một phân khu nhất định, thiết lập được các tiêu chuẩn cho các chỉ số giới hạn cho các thay đổi có thể chấp nhận được.
5.2.2.2. Nghiên cứu các kỹ thuật duy trì, phục hồi và bảo vệ tài nguyên du lịch: Như chúng ta đã biết tác động của hoạt động du lịch lên tài nguyên tự nhiên là rất lớn, hầu hết các hoạt động du lịch đều dựa trên sự tồn tại và mức độ đa dạng của tài nguyên do vậy sự suy giảm của tài nguyên là ít hay nhiều chứ không thể tránh khỏi. Nghiên cứu những quy luật ảnh hưởng của du lịch đến tài nguyên và nghiên cứu khả năng phục hồi của tài nguyên để xây dựng được những biện pháp kỹ thuật duy trì và phục hồi chúng.
Những công trình nghiên cứu trước tiên phải tập trung vào việc giảm thiểu các tác động cơ học đến tài nguyên như việc dẫm đạp lên các cây non, chặt phá rừng, san ủi mặt bằng xây dựng các công trình du lịch...
Các loài động vật, thực vật quý hiếm và các loài đặc hữu là nguồn tài nguyên vô cùng hấp dẫn khách du lịch cần phải có những biện pháp khoanh nuôi bảo vệ để khôi phục và nhân giống.
5.2.2.3. Xây dựng mạng lưới giám sát quan trắc, đánh giá tài nguyên: Mạng lưới giám sát tài nguyên dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành ở các địa phương trong Vùng. Hoạt động bảo vệ, giám sát và đánh giá phải mang tính chất liên vùng, bởi tài nguyên không chỉ phân bố trong một địa phương, do vậy cần phải có sự phối kết hợp hài hòa giữa các cơ quan chức năng.
Sự đánh giá về số lượng, chất lượng tài nguyên cần phải thực hiện thường xuyên và lâu dài dựa trên sự giám sát tài nguyên để có được những dự báo về sự biến đổi tài nguyên nhằm đưa ra các giải pháp kịp thời.
5.2.2.4. Ứng dụng khoa học công nghệ để quản lý tài nguyên và môi trường: Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ Viễn thám (RS) và Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý tài nguyên và môi trường rất phổ biến và coi như một công cụ không thể thiếu trong bất cứ nghiên cứu nào. Công cụ này đã chứng minh được vai trò của chúng và đem lại hiệu quả rất cao, đặc biệt là khi nghiên cứu trên diện rộng phù hợp với sự phân bố của tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên và môi trường du lịch là những yếu tố dưới tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người. Nếu không có được những công cụ đủ mạnh để quản lý sự biển động đó theo không gian và thời gian thì khó
sự suy giảm tài nguyên. Để bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên du lịch cần phải kiểm kê tài nguyên, đánh giá, xếp loại tài nguyên, và nghiên cứu biến động tài nguyên.
+ Kiểm kê tài nguyên được thực hiện một cách dễ dàng nhờ hệ thống GIS kết hợp với RS, với ứng dụng của các công cụ này sẽ cho phép người sử dụng thống kê được tài nguyên trên diện rộng (ví dụ số lượng các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên hay diện tích rừng…). Kèm theo các thông số về thống kê hệ GIS còn có thể cung cấp kèm theo sơ đồ phân bố các tài nguyên đó với các chú giải cần thiết giúp ta quản lý được tốt hơn.
+ Việc đánh giá phân loại cũng có thể thực hiện một cách tự động nhờ công cụ của GIS với mô hình phân loại phù hợp.
+ Đối với nghiên cứu biến động tài nguyên sử dụng kỹ thuật chồng ghép bản đồ trong hệ thống GIS cho phép đưa ra những đánh giá thích hợp phục vụ cho mục đích quản lý và bảo tồn tài nguyên.
Ưu điểm của phương pháp sử dụng công cụ GIS và RS là khả năng tự động cập nhật cao đảm bảo đưa ra các giải pháp kịp thời để quản lý và bảo tồn tài nguyên một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tốn kém và yêu cầu đội ngũ cán bộ có trình độ cao.
5.2.2.5. Xây dựng và bảo tồn hệ thống tài nguyên du lịch trên địa bàn vùng và từng địa phương: Bao gồm các tài nguyên có tính đa dạng sinh học cao như các vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên; các di tích đã được xếp hạng; khu vực cảnh quan có tiềm năng khai thác du lịch... dễ bị ảnh hưởng do các hoạt động phát triển du lịch và các hoạt động phát triển kinh tế khác. Tổ chức theo dõi thường xuyên những biến động để có những giải pháp kịp thời khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch; quản lý chặt chẽ những hoạt dộng du lịch và hoạt động kinh tế - xã hội khác có nguy cơ gây ảnh hưởng đến hệ tài nguyên môi trường du lịch.
5.2.3. Nâng cao nhận thức cộng đồng và xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường:
Hiện nay, các quan điểm, chủ trương chưa thật sâu sát với tình hình cụ thể của các hoạt động bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên, nhất là đối với các địa bàn khác nhau. Vì vậy, hoạt động bảo vệ môi trường của cộng đồng thường không bền vững, hiệu quả không cao.
Do vậy, cần tăng cường giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục công tác điều tra, nghiên cứu và quản lý tài nguyên, môi trường du lịch.
Giáo dục, đào tạo về bảo vệ môi trường có mục tiêu chính nhằm tăng cường hiểu biết của chúng ta về mối quan hệ cộng sinh giữa môi trường, du lịch và con người. Bên cạnh đó, giáo dục, đào tạo về môi trường còn có mục tiêu xây dựng một đội ngũ, một nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng, khả năng tư duy để quản lý, sử dụng bền vững, khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch góp phần vào sự phát triển bền vững.
Để nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ môi trường cần tăng cường giáo dục pháp luật (Luật bảo vệ Môi trường, Luật Di sản Văn hóa, Luật Du lịch…), đẩy mạnh giáo dục pháp luật trong các trường học để học sinh các cấp, sinh viên trở thành lực lượng nòng cốt tuyên truyền, phổ biến về pháp luật cho gia đình và cộng đồng. Một điều cần chú ý là từ trước đến nay, trong đời sống sinh hoạt và xây dựng của các dân tộc tại chỗ đã dựa vào thiên nhiên, gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên, từ đó có một số kinh nghiệm truyền thống trong việc bảo vệ môi trường cần được gìn giữ và phát huy. Do đó chúng ta cần phải tuyên truyền, phổ biến những kinh nghiệm truyền thống tốt đẹp đó.
Bên cạnh đó, ở Tây Nguyên một số hoạt động cần được quan tâm như: - Công tác kiểm soát và hướng dẫn thực thi pháp luật phải được tiến hành thường xuyên, có hiệu quả; công tác xử lý sai phạm phải kịp thời và kiên quyết, nhất là đối với nạn lâm tặc, đốt rừng, săn bắn động vật hoang dã…
- Quy hoạch bố trí các dự án khai hoang, mở rộng diện tích, kiểm soát dân di cư tự do và cư dân tại chỗ thiếu đất vào vùng dự án, bảo đảm để người dân tại chỗ có đủ đất sản xuất trước mắt và lâu dài.
- Cần chú trọng đến phát triển nguồn nước, tỷ lệ khai thác hợp lý giữa nước mặt và nước ngầm gắn với nhu cầu nước trong sinh hoạt và sản xuất.
- Nâng cao trách nhiệm cho cộng đồng về bảo vệ tài nguyên và môi trường thông qua công tác tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng dân cư hiểu được mục đích bảo vệ tài nguyên môi trường là bảo vệ môi trường sống của cộng đồng. Ở đâu có tài nguyên du lịch, có môi trường xanh - sạch - đẹp thì ở đó có thể thu hút được khách du lịch, có việc làm và có thu nhập.