Bối cảnh của Vùng Tây Nguyên

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tây nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 55)

III. CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG 1 Những cơ hội thuận lợ

1.3. Bối cảnh của Vùng Tây Nguyên

- Tây Nguyên là một vùng giàu tiềm năng du lịch (đặc biệt là các bản sắc văn hóa dân tộc; các hệ sinh thái; cảnh quan…) và có vị trí chiến lược quan trọng, nên Đảng và Nhà nước cũng như chính quyền các tỉnh trong vùng rất quan tâm chú trọng đến phát triển các ngành kinh tế gắn với an ninh quốc phòng, trong đó ngành du lịch và dịch vụ được xác định có tiềm năng lớn để phát triển. Chính vì vậy, trong những năm qua đã có những đầu tư thích đáng cho phát triển du lịch. Đặc biệt, Trung ương Đảng và Chính phủ đã có những Nghị quyết, những chính sách đặc thù về phát triển kinh tế, trong đó có du lịch và dịch vụ trong những năm tới (Nghị quyết số 10/BCT của Bộ Chính trị về phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên; Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg của Chính phủ về phát triển KT - XH vùng Tây Nguyên).

- Ngày 17/7/2002, Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cùng với các Bộ, Ban, Ngành và các tỉnh Tây Nguyên chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 10 ngày 18/01/2002 của Bộ Chính trị về phát triển KT - XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên theo hướng “Phát triển nhanh và bền vững, sớm giàu về kinh tế, cải thiện nhanh về đời sống, vững chắc về quốc phòng - an ninh cần phải kết hợp đồng bộ cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh…”. Sau 10 năm được thành lập, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã chủ động phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành trung ương và các địa phương triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KT - XH, bảo đảm an ninh quốc phòng, chú trọng công tác dân tộc, tôn giáo và xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn...

- Nền kinh tế của các tỉnh Vùng Tây Nguyên đã và đang được quan tâm đầu tư phát triển tương đối ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội đã và đang được đầu tư nâng cấp, phát triển. Đây là những điều kiện thuận lợi để các ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng Vùng Tây Nguyên phát triển.

- Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về mặt an ninh quốc phòng; nằm ở vị trí trung tâm của các vùng kinh tế trọng điểm (địa bàn trọng điểm phía Nam, vùng Đông Nam Bộ, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Bắc Trung Bộ…), và là nơi tiếp giáp với các nước trong khu vực (Lào và Campuchia) nên Tây Nguyên là nơi trung chuyển rất thuận lợi trong giao lưu kinh tế, thương mại và du lịch giữa hai miền Nam - Bắc và các nước trong khu vực. Tây Nguyên còn là nơi giao nhau giữa hai hành lang phát triển kinh tế là hành lang Đông - Tây và hành lang Bắc - Nam. Ngoài ra, Tây Nguyên còn giữ vị trí quan trọng trong tam giác phát triển kinh tế giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia… Với vị trí chiến lược quan trọng như vậy, việc phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng của Tây Nguyên có tính liên vùng rất cao. Mối quan hệ liên vùng có ý nghĩa hơn cả trong phát triển du lịch của Tây Nguyên bao gồm Tây Nguyên - Duyên hải Nam Trung Bộ; Tây Nguyên - Đông Nam Bộ; Tây Nguyên - cả nước; Tây Nguyên - Đông Dương - ASEAN - quốc tế… Đây là những điều kiện rất quan trọng để Tây Nguyên phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch.

- Tiềm năng du lịch của các tỉnh Tây Nguyên rất đa dạng và phong phú. Với các bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên, đặc biệt là Văn hóa Cồng chiêng - di sản văn hóa phi vật thể thế giới…; với các hệ sinh thái tự nhiên phong phú ở các vườn quốc gia...; Tây Nguyên đã trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất ở nước ta. Những điểm tài nguyên điển hình mang tầm cỡ quốc gia như các khu du lịch nghỉ dưỡng núi và hồ (Đan Kia Đà Lạt, Tuyền Lâm, Măng Đen…); các vườn quốc gia Kon Ka King, Chư Yang Sin, Yok Đôn, Chư Mom Ray, Bidup Núi Bà, Cát Lộc - Cát Tiên, cho phép Vùng Tây Nguyên phát triển nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Tây Nguyên có hệ thống đường giao thông đường bộ liên vùng tương đối thuận lợi, nối liền các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, ra các cảng biển, nối với Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và cả nước… thông qua các tuyến đường bộ quan trọng như quốc lộ 14, 19, 20, 24, 25, 26, 27, 28, 29. Ngoài ra còn nối với Đông Bắc Campuchia và Nam Lào qua các quốc lộ 18B và 78. Tây Nguyên còn có hệ thống giao thông đường không tương đối thuận lợi với Cảng hàng không quốc tế Liên Khương, cảng hàng không Buôn Ma Thuột, Pleiku.

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tây nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)