- Đối với công tác phát triển sản phẩm: Trên cơ sở nguồn tài nguyên du lịch đặc trưng của các tỉnh Tây Nguyên, các ngành chức năng cũng như các
7. Giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ
Đây là một giải pháp quan trọng để thực hiện quy hoạch, nhằm đưa du lịch phát triển theo hướng nền kinh tế dựa vào tri thức, đồng thời sử dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào công tác quản lý và kinh doanh du lịch để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
7.1. Những hướng nghiên cứu phục vụ phát triển du lịch của Vùng
- Nghiên cứu quản lý và khai thác có hiệu quả các dạng tài nguyên du lịch, đặc biệt là các di sản thế giới (Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên)...
- Nghiên cứu đánh giá các điều kiện môi trường cho phát triển du lịch, đặc biệt trong bối cảnh du lịch Vùng Tây Nguyên đã và đang chịu tác tác động ngày
một tăng của biến đổi khí hậu, của việc xây dựng các nhà máy thủy điện trên hầu hết các tỉnh Tây Nguyên, của việc khai thác khoáng sản phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội.
- Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý điểm đến cho toàn vùng Tây nguyên.
- Nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, đặc biệt là các sản phẩm gắn với văn hóa Tây nguyên.
- Phát triển các sản phẩm du lịch từ các vùng nông nghiệp sử dụng công nghệ cao của Tây Nguyên.
- Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, nước trong dịch vụ du lịch, tăng cường sử dụng nhiều lần các vật liệu trong hoạt động dịch vụ du lịch, và tăng cường tái chế các chất thải để có thể tiếp tục sử dụng: nhằm góp phần bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững.
- Nghiên cứu phát triển du lịch trong mối quan hệ với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, chú trọng đối với di sản văn hóa thế giới, giá trị văn hóa truyền thống dân tộc ít người đặc trưng của Vùng Tây Nguyên.
- Nghiên cứu phát triển du lịch trong mối quan hệ với phát triển thể thao: các loại hình du lịch thể thao mạo hiểm, gắn với các sự kiện thể thao...
7.2. Những ứng dụng chủ yếu cần tập trung
- Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin địa lý và viễn thám trong điều tra và theo dõi sự biến động của tài nguyên du lịch, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng ở khu vực Tây Nguyên.
- Ứng dụng thí điểm việc nối mạng toàn hệ thống khách sạn trên địa bàn Tây Nguyên và các cửa khẩu quốc tế để quản lý, thống kê khách du lịch một cách hiệu quả.
- Ứng dụng công nghệ xanh, công nghệ sạch trong các khách sạn, khu du lịch nhằm góp phần bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững.
Để áp dụng có hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển du lịch trong vùng, cần quan tâm một số vấn đề sau:
+ Nâng cao nhận thức của các cấp quản lý, của doanh nghiệp du lịch đối với vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển du lịch: Cần nhận thức đầy đủ vai trò của khoa học cộng nghệ đối với quản lý tài nguyên, môi trường du lịch, quy hoạch và xây dựng sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch hiện đại; bảo vệ môi trường cho phát triển du lịch bền vững; thích ứng và hạn chế tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động du lịch.
Với việc nhận thức được nâng cao, các chính sách để khuyến khích nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển du lịch sẽ phù hợp hơn với yêu cầu phát triển, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế và ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Phổ biến những mô hình áp dụng có hiệu quả khoa học công nghệ trong lĩnh vực du lịch tới tất cả các doanh nghiệp trong vùng: Đây là vấn đề cũng rất quan trọng, giúp các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận và áp dụng các cách làm đã đem lại thành công cho các đơn vị khác.
+ Tăng cường đầu tư cho việc ứng dụng KHCN: Cho đến nay, việc đầu tư cho KHCN của doanh nghiệp còn ít. Hầu hết các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Tây Nguyên đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có điều kiện đầu tư cho KHCN. Các doanh nghiệp lớn chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, nhưng đầu tư cho lĩnh vực này cũng rất thấp. Đối với các nước, nguồn đầu tư từ doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong xã hội cho KHCN nhiều gấp từ 2 - 3 lần so với đầu tư từ ngân sách nhà nước, thậm chí có nước gấp 10 lần, thì ở Việt Nam việc huy động đầu tư ngoài ngân sách cho KHCN còn rất yếu kém, chỉ vào khoảng 43% đầu tư từ ngân sách nhà nước. Đối với lĩnh vực du lịch, tuy chưa có thống kê chính xác, nhưng vốn đầu tư của xã hội cho hoạt động khoa học công nghệ còn rất ít. Chính vì vậy, cần khuyến khích các doanh nghiệp hình thành và đưa vào hoạt động Quỹ phát triển Khoa học công nghệ của doanh nghiệp. Quỹ phát triển khoa học công nghệ là Quỹ do doanh nghiệp thành lập để đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ, sản phẩm, hợp lý hóa sản xuất của doanh nghiệp. Luật Khoa học và Công nghệ, Luật chuyển giao công nghệ, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác đã mở ra nền tảng pháp lý cho việc hình thành Quỹ phát triển KHCN trong doanh nghiệp. Vấn đề cơ bản là các doanh nghiệp du lịch có thực sự quan tâm đến việc thành lập Quỹ này, đồng thời, khuyến khích (bằng nhiều hình thức thích hợp) doanh nghiệp du lịch đầu tư nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ, sản phẩm, hợp lý hóa sản xuất của doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh.