Khách du lịch

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tây nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 64)

II. DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1 Căn cứ dự báo

3. Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu (theo phƣơng án chọn)

3.1. Khách du lịch

+ Về thị trường khách du lịch quốc tế: Khách du lịch quốc tế đến Vùng Tây Nguyên bằng nhiều con đường khác nhau. Trước hết là theo đường hàng không từ các sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng thông qua các cảng hàng không Liên Khương, Buôn Ma Thuột và Pleiku; tiếp đến là theo tuyến du lịch Bắc Nam trực tiếp qua đường Hồ Chí Minh và theo quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Thống nhất Bắc - Nam (trung chuyển qua các tỉnh Miền Trung thông qua các quốc lộ 19, 20, 24, 25, 26, 27, 28, 29). Ngoài ra, còn một bộ phận không nhỏ khách du lịch quốc tế đến các tỉnh Tây Nguyên bằng đường bộ trực tiếp qua các cửa khẩu quốc tế với Lào và Campuchia (Bờ Y, Lệ Thanh)… Trong tương lai gần, khi cảng hàng không quốc tế Liên Khương mở các tuyến bay trực tiếp với quốc tế thì khách du lịch quốc tế đến Tây Nguyên sẽ trực tiếp thông qua cảng hàng không này.

Thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nói chung chủ yếu là các nước Đông Bắc Á. Năm 2011 thị trường này chiếm tới 47,0% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam (trong đó Trung Quốc 23,6%; Hàn Quốc 9,4%; Nhật Bản 8,0%; Đài Loan 6,0%); tiếp đến là thị trường các nước ASEAN (Campuchia 7,0%; Singapore 5,0%; Thái Lan 3,0%; Malayxia 3,9%…); thị trường Bắc Mỹ chiếm 9,4% (Mỹ 7,3%; Canada 2,1%); các nước Tây Âu như Pháp 3,5%, Anh 2,4%, Đức 2,1%, Hà Lan 0,7%…; thị trường Châu Úc chiếm 65,3% (Úc 4,8%; Niudilân 0,5%)… Tuy nhiên trong số các thị trường khách quốc tế đến Việt Nam thì cơ cấu khách đến Tây Nguyên có sự khác biệt. Năm 2011, những thị trường khách quốc tế đến các tỉnh Vùng Tây Nguyên chủ yếu là khách Tây Âu (Pháp 22,24%, Đức 9%, Anh 6%, Hà Lan 4,76%…); các nước Đông Bắc Á (Nhật Bản 8,5%, Hàn

Quốc 5%…); các nước ASEAN (chủ yếu là Lào, Thái Lan chiếm 8,38%); thị trường Mỹ 11,98%; Châu Úc 9%; các thị trường khác 36,14%.

Căn cứ vào các chỉ tiêu về hiện trạng, cũng như tốc độ tăng trưởng trung bình khách du lịch qua từng giai đoạn đã được xác định trong "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030", thì đến năm 2015 vùng Tây Nguyên sẽ đón được khoảng 400 - 450 nghìn lượt khách quốc tế; năm 2020 là 700 - 800 nghìn lượt; năm 2025 là 1,1 - 1,2 triệu lượt và đến năm 2030 đón được 1,6 - 1,8 triệu khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, số khách này có thể đi lại giữa các tỉnh trong Vùng, nên khi thống kê ngược trở lại thì số lượt khách đi lại giữa các tỉnh sẽ cao hơn. Căn cứ vào thực trạng tốc độ tăng trưởng khách, dựa trên các thế mạnh về tài nguyên, về sản phẩm và dịch vụ du lịch, dựa trên hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, về các cơ hội đầu tư… của từng tỉnh trong Vùng, dự báo số lượt khách du lịch quốc tế đến từng tỉnh thời kỳ 2015 - 2030 được trình bày ở bảng 22 (phương án 2).

Bảng 22: Dự báo khách du lịch quốc tế đến các tỉnh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2015 - 2030 (Phương án 2)

Tên tỉnh Hạng mục 2015 2020 2025 2030

Kon Tum

Tổng số lượt khách (nghìn) 100 200 300 400

Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,4 2,5 2,6 2,8

Tổng số ngày khách (nghìn) 240 500 780 1.100

Gia Lai

Tổng số lượt khách (nghìn) 80 150 250 400

Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,5 2,7 2,7 2,9

Tổng số ngày khách (nghìn) 200 400 670 1.150

Đắk Lắk

Tổng số lượt khách (nghìn) 150 250 350 500

Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,7 2,8 2,9 3,1

Tổng số ngày khách (nghìn) 400 700 1.000 1.550

Đắk Nông

Tổng số lượt khách (nghìn) 30 50 100 200

Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,3 2,4 2,5 2,7

Tổng số ngày khách (nghìn) 70 120 250 550

Lâm Đồng

Tổng số lượt khách (nghìn) 220 350 500 700

Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,7 2,8 3,0 3,2

Tổng số ngày khách (nghìn) 590 980 1.500 2.250

Tổng số lượt khách đi lại giữa các tỉnh

Tổng số lượt khách (nghìn) 580 1.000 1.500 2.200

Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,6 2,7 2,8 3,0

Tổng số ngày khách (nghìn) 1.500 2.700 4.200 6.600

Tổng số khách đến

Vùng

Tổng số lƣợt khách (nghìn) 450 800 1.200 1.800 Ngày lƣu trú trung bình (ngày) 3,3 3,4 3,5 3,6 Tổng số ngày khách (nghìn) 1.500 2.700 4.200 6.600

Nguồn: Viện NCPT Du lịch.

+ Về thị trường khách du lịch nội địa: Khách du lịch nội địa đến Vùng Tây Nguyên rất đa dạng, thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần nghề nghiệp khác

nhau, đến từ mọi miền đất nước, có thể đi lẻ hoặc đi theo đoàn. Những đối tượng thị trường chính bao gồm:

- Khách du lịch nghỉ dưỡng: Vùng Tây Nguyên có khí hậu ôn hòa, mát mẻ, cảnh quan đẹp (đặc biệt là Đà Lạt, Măng Đen), rất thích hợp cho nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe. Do vậy, du lịch nghỉ dưỡng núi và hồ là một lợi thế lớn của Tây Nguyên. Khách du lịch nghỉ dưỡng đến Vùng Tây Nguyên từ khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là từ các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang… Họ thường đi theo gia đình, theo nhóm.

- Khách du lịch nghiên cứu, sinh thái: Mặc dù những hoạt động đích thực với bản chất du lịch sinh thái còn hạn chế, nhưng những hoạt động mang màu sắc du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia, đặc biệt là ở Yok Đôn; ở các khu bảo tồn tự nhiên như Măng Đen, Ngọc Linh (Kon Tum); Núi Voi - Tuyền Lâm (Đà Lạt - Lâm Đồng)… đang thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là sinh viên, học sinh, cán bộ nghiên cứu.

- Khách du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa: Các di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên là tài nguyên du lịch quý giá. Khác với các dân tộc ở các vùng khác, các dân tộc ở Tây Nguyên sinh hoạt trong một xã hội cộng đồng còn mang đậm những nét nguyên thủy (canh tác theo lối thô sơ, chọc lỗ tra hạt, tổ chức chung sống nhiều thế hệ dưới một mái nhà chung - nhà dài…). Người Tây Nguyên yêu ca nhạc, thích múa hát, nên các nhạc cụ ở đây rất phong phú và mang nhiều nét đặc trưng như đàn kôni, brô, cồng - chiêng (đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới), đàn đá… Đây là những di sản văn hóa rất hấp dẫn các đối tượng khách với mục đích nghiên cứu văn hóa.

- Khách du lịch thương mại, kết hợp tham quan du lịch: Thường tập trung ở các thành phố lớn trong Vùng như Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Pleiku... Các đối tượng chính của loại hình du lịch này là cán bộ công nhân viên trong các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp... thường kết hợp giữa công tác và tham quan du lịch. Khả năng thu nhập và chi tiêu cho các dịch vụ du lịch của các đối tượng du lịch này khá cao, nên họ thường sử dụng các dịch vụ du lịch cao cấp hơn. Loại hình du lịch này cũng thường diễn ra quanh năm.

- Khách du lịch cuối tuần kết hợp vui chơi giải trí, thể thao mạo hiểm: hiện nay đang phát triển rất nhanh, đặc biệt là ở các thành phố lớn trong Vùng. Đối tượng là đông đảo quần chúng lao động muốn thư giãn, tìm cảm giác thoải mái sau mỗi tuần lao động. Các điểm thu hút khách chủ yếu bao gồm các trung tâm vui chơi giải trí; các khu du lịch nghỉ dưỡng… Đối với du lịch thể thao mạo hiểm (vượt thác, leo núi, dù lượn…) thường thu hút các đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Đối tượng của nhóm khách này chiếm tỷ lệ không nhiều, tuy nhiên chi phí cho một tour du lịch này thường rất cao. Đây thực sự là những sản phẩm du lịch tiềm năng đang hấp dẫn khách du lịch nội địa đến với Tây Nguyên hùng vĩ.

Trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030”, dự báo đến năm 2015 toàn vùng Tây Nguyên sẽ đón được trên 2,7 triệu lượt khách nội địa; năm 2020 là trên 3,9 triệu lượt; năm 2025 là trên 5,1 triệu lượt và đến năm 2030 có thể đón được trên 6,8 triệu lượt khách. Tuy nhiên, số khách này có thể đi lại giữa các tỉnh trong Vùng, nên khi thống kê ngược trở lại thì số lượt khách đi lại giữa các tỉnh sẽ cao hơn. Căn cứ vào thực trạng tốc độ tăng trưởng khách, dựa trên các thế mạnh về tài nguyên, về nhu cầu đi du lịch, dựa trên hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và khả năng cung cấp các sản phẩm du lịch của mỗi địa phương trong Vùng…, dự báo số lượt khách du lịch nội địa đến từng tỉnh trong vùng Tây Nguyên thời kỳ 2015 - 2030 được trình bày ở bảng 23 (theo phương án 2).

Bảng 23: Dự báo khách du lịch nội địa đến các tỉnh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2015 - 2030 (Phương án 2)

Tên tỉnh Hạng mục 2015 2020 2025 2030

Kon Tum

Tổng số lượt khách (nghìn) 250 450 700 900

Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,0 1,1 1,2 1,3

Tổng số ngày khách (nghìn) 250 500 850 1.200

Gia Lai

Tổng số lượt khách (nghìn) 280 450 650 900

Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,0 1,1 1,2 1,3

Tổng số ngày khách (nghìn) 280 500 800 1.200

Đắk Lắk

Tổng số lượt khách (nghìn) 370 550 750 1.100

Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,1 1,2 1,3 1,4

Tổng số ngày khách (nghìn) 390 650 1.000 1.600

Đắk Nông

Tổng số lượt khách (nghìn) 200 350 500 700

Ngày lưu trú trung bình (ngày) 0,9 1,0 1,1 1,2

Tổng số ngày khách (nghìn) 180 350 550 900

Lâm Đồng

Tổng số lượt khách (nghìn) 2.900 3.700 4.200 5.000

Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,3 1,4 1,5 1,6

Tổng số ngày khách (nghìn) 3.700 5.100 6.300 8.000

Tổng số lượt khách đi lại giữa các tỉnh

Tổng số lượt khách (nghìn) 4.000 5.500 6.800 8.600

Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,2 1,3 1,4 1,5

Tổng số ngày khách (nghìn) 4.800 7.100 9.500 12.900

Tổng số khách đến

Vùng

Tổng số lƣợt khách (nghìn) 2.700 3.900 5.100 6.800 Ngày lƣu trú trung bình (ngày) 1,75 1,80 1,85 1,90 Tổng số ngày khách (nghìn) 4.800 7.100 9.500 12.900

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tây nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)