II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG TÂY NGUYÊN
2. Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu
2.1. Hiện trạng về khách du lịch
2.1.1. Khách du lịch quốc tế: Năm 2000, khu vực Tây Nguyên mới chỉ thu hút được 81.376 lượt khách du lịch quốc tế, chiếm tỷ trọng 2,0% tổng lượt khách du
lịch quốc tế đi lại trong cả nước; đến năm 2005 tăng lên 129.130 lượt khách, tỷ lệ giảm xuống chỉ còn 1,51% so với cả nước. Tăng trưởng bình quân đạt 9,7%/năm. Giai đoạn 2006 - 2011, khách quốc tế đến Tây Nguyên tăng trung bình mỗi năm 16,1%; từ 139.772 lượt khách năm 2006 tăng lên 235.850 lượt khách năm 2010; và đạt 356.045 lượt khách năm 2011. Mặc dù vậy, thị phần khách quốc tế của vùng Tây Nguyên vẫn chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng lượng khách quốc tế đi lại giữa các địa phương trên toàn quốc. Trong suốt giai đoạn từ 2000 đến nay, lượng khách quốc tế đến khu vực vẫn chỉ chiếm tỷ trọng trên 2,2% tổng lưu lượng khách đi lại trên toàn quốc.
Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum là những địa phương thu hút lượng khách quốc tế đến lớn nhất của Vùng Tây Nguyên. Trong đó, Lâm Đồng là địa phương giữ vai trò chủ đạo, trung tâm du lịch chính của toàn vùng, lượng khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng chiếm đến 80,27% tổng lượng khách quốc tế đến toàn vùng. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế vì với Đà Lạt là trung tâm du lịch quan trọng của cả nước - Lâm Đồng luôn được xác định là điểm đến quen thuộc của hầu hết các chương trình du lịch quốc tế cũng như trong nước (bảng 10).
Bảng 10: Số lượng khách quốc tế đến các tỉnh Tây Nguyên (2000 - 2011)
Đơn vị: Lượt khách TT Tên tỉnh 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1 Kon Tum 1.292 4.055 8.305 19.703 32.051 45.000 54.000 70.815 2 Gia Lai 2.564 3.735 4.346 6.508 8.201 7.491 8.100 9.030 3 Đắk Lắk 6.520 14.540 19.521 18.888 22.069 25.000 50.000 70.000 4 Đắk Nông 6.200 10.600 10.000 8.000 7.000 15.000 25.000 5 Lâm Đồng 71.000 100.600 97.000 120.000 120.000 130.000 108.750 181.200 Tổng số 81.376 129.130 139.772 175.099 190.321 214.419 235.850 356.045
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh trong Vùng.
2.1.2. Khách du lịch nội địa: Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện dần từng bước nên khách du lịch nội địa trong cả nước nói chung và Vùng Tây Nguyên nói riêng ngày càng gia tăng. Khách du lịch nội địa có nhiều loại khác nhau, nhưng chủ yếu với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, lễ hội - tín ngưỡng, nghiên cứu sinh thái... Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch nội địa giai đoạn 2000 - 2010 đạt 14%/năm.
Khách du lịch nội địa đến Tây Nguyên thường lựa chọn chủ yếu Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk... Đây là những địa phương có tài nguyên du lịch đặc biệt nổi trội, hấp dẫn không chỉ với du khách quốc tế mà cả du khách trong nước. Cao nguyên Đà Lạt, khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch VQG Yok Đôn và khu du lịch Buôn Đôn, thác Trinh Nữ, thác Dray Sáp... là những điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch nội địa, nhất là vào các dịp hè (bảng 11).
Bảng 11: Số lượng khách nội địa đến các tỉnh Tây Nguyên (2000 - 2011) Đơn vị: Lượt khách TT Tên tỉnh 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1 Kon Tum 15.265 27.786 33.831 40.303 46.147 53.000 61.500 79.160 2 Gia Lai 43.283 93.407 97.448 120.870 137.791 152.390 166.900 170.000 3 Đắk Lắk 137.765 188.609 188.881 221.769 229.813 275.000 255.500 283.000 4 Đắk Nông 93.800 99.400 120.000 124.000 113.000 150.000 185.000 5 Lâm Đồng 654.000 1.460.300 1.751.000 2.080.000 2.180.000 2.370.000 2.518.250 3.385.400 Tổng số 850.313 1.863.902 2.170.560 2.582.942 2.717.751 2.963.390 3.152.150 4.102.560
Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh trong Vùng.