Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tây nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 54)

III. CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG 1 Những cơ hội thuận lợ

1.2.Bối cảnh trong nước

- Chính sách “đổi mới, mở cửa và hội nhập” của Đảng và Nhà nước tiếp tục phát huy có hiệu quả, đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Đặc biệt Đảng và Nhà nước đã khẳng định “Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của Đất nước” và thực sự đã quan tâm đầu tư cho du lịch phát triển (đầu tư từ Ngân sách Nhà nước cho hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch trong phạm vi cả nước, cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch trong và ngoài nước…), và ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích thu hút các nhà đầu tư cũng như khách du lịch đến Việt Nam được thuận lợi..

- Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, hòa bình, an ninh đảm bảo… là nhân tố quan trọng đảm bảo cho du lịch phát triển (đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi nạn khủng bố toàn cầu đang làm ảnh hưởng đến tâm lý đi du lịch của người dân); đồng thời Việt Nam là điểm du lịch còn mới trên bản đồ du lịch thế giới và được hấp dẫn bởi các nguồn tiềm năng tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú (có nhiều di sản thế giới), con người Việt Nam luôn mến khách... Đây là những điều kiện đặc biệt quan trọng để du lịch phát triển.

- Việt Nam có những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội. Nằm ở trung tâm Đông Nam Á - Khu vực phát triển năng động, Việt Nam vừa gắn liền với lục địa vừa thông rộng với đại dương, có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi cả về đường biển, đường sông, đường sắt, đường bộ và đường hàng không. Đây là tiền đề rất quan trọng trong việc mở rộng và phát triển du lịch quốc tế.

- Nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu đi du lịch của người dân đã trở thành nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác các tiềm năng du lịch của đất nước,

tăng khả năng giao lưu giữa các vùng, miền (đặc biệt là vùng sâu, vùng xa - nơi có nhiều tài nguyên du lịch) và phát triển các tuyến, điểm tham quan du lịch.

- Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đây là điều kiện rất thuận lợi để Việt Nam bình đẳng với các quốc gia trên thế giới trong phát triển kinh tế, thương mại, du lịch... Đây cũng là cơ hội để Việt Nam thu hút các nhà đầu tư lớn trên thế giới đầu tư phát triển các ngành kinh tế (trong đó có du lịch) trong thời gian tới.

- Ngành Du lịch Việt Nam đã xây dựng Chiến lược phát triển du lịch cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030; xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; xây dựng các đề án phát triển du lịch ở các vùng trọng điểm của cả nước…

- Ngành Du lịch Việt Nam đang từng bước xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, có chất lượng cao, có đủ khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới, tăng khả năng thu hút khách. Từ đó xây dựng thương hiệu cho du lịch Việt Nam, và đẩy mạnh chương trình quảng bá xúc tiến du lịch Việt Nam trên thế giới.

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tây nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 54)