4.1. Công nghệ thông tin
Hiện nay, các tỉnh vùng Tây Nguyên đều đã trang bị được máy tính và thiết lập được các mạng LAN để kết nối CPNet và Internet. Hầu hết các cơ quan, đơn vị đều sử dụng phần mềm ứng dụng nhưng chủ yếu là phần mềm kế toán và quản lý nhân sự. Trang thông tin điện tử của các tỉnh và các Sở, Ban, Ngành, các doanh nghiệp cũng đã đi vào hoạt động. Chỉ riêng tỉnh Đắk Nông do đặc điểm cơ sở hạ tầng kinh tế của tỉnh còn chưa phát triển, việc đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin còn gặp nhiều khó khăn.
4.2. Phát thanh, truyền hình
4.2.1. Phát thanh: Hiện nay, trên địa bàn Tây Nguyên, sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam đã phủ 85% diện tích địa lý với hầu hết trung tâm các huyện lỵ và thị trấn trong vùng. Các hệ sóng phát thanh của Đài bao gồm đủ 4 hệ phát thanh là VOV1 - hệ tin tức; thời sự tổng hợp; VOV2 - hệ thông tin, văn hóa, xã hội; VOV3 - hệ thông tin, giải trí và VOV4 - hệ phát thanh tiếng dân tộc.
Bảng 9: Tỷ lệ phủ sóng phát thanh các tỉnh vùng Tây Nguyên
Đơn vị: %
Số TT
Tên đài PTTH tỉnh
Tỷ lệ phủ sóng (tính theo số hộ/tính theo diện tích) Đài PTTH
địa phương
Đài Tiếng nói Việt Nam
VOV1 VOV2 VOV3 VOV4
Cả vùng 80/85 80/90 92/90 80/85 50/85 1 Kon Tum 70/80 70/80 - 70/80 - 2 Gia Lai 80/80 85/90 - 70/70 - 3 Đắk Lắk 95/80 93/75 93/75 80/65 25/75 4 Đắk Nông 100/100 90 90/90 90 90 5 Lâm Đồng 80/85 90/90 90/95 95/95 85/85
Nguồn: Quy hoạch KT-XH Vùng Tây Nguyên đến năm 2020.
Trong số 5 tỉnh trong vùng, Đắk Nông và Đắk Lắk là hai tỉnh có tỷ lệ phủ sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam cao hơn cả, tỷ lệ phủ sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam tại 2 tỉnh lần lượt là 100% và 93% về tỷ lệ số hộ nghe đài và trên 75% về diện tích. Ngược lại, tỷ lệ phủ sóng Đài Tiếng nói Việt Nam tại Kon Tum thấp nhất, chỉ đạt 70% về dân số và khoảng 80% về diện tích. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh chương trình tiếng dân tộc cũng khá cao với Đắk Nông (90%), Lâm Đồng và Đắk Lắk đều đạt 75 - 85% diện tích có sóng.
4.2.2. Truyền hình: Đối với vùng Tây Nguyên, sóng truyền hình quốc gia được phủ thông qua việc tiếp và phát lại từ các đài phát thanh truyền hình các tỉnh, đài
cạnh phương pháp truyền dẫn sóng mặt đất truyền thống với công nghệ Analog và tương đương, kết hợp với công nghệ kỹ thuật số (chủ yếu ở khâu phát hình), một số đài Truyền hình địa phương đã đưa vào ứng dụng công nghệ truyền sóng mới (kỹ thuật số mặt đất - DTH), truyền hình cáp…
4.3. Thương mại, dịch vụ
Tại các đô thị lớn trong Vùng đã xuất hiện các trung tâm thương mại lớn, hệ thống siêu thị (Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Kon Tum), một mặt đáp ứng nhu cầu cho người dân địa phương và mặt khác đáp ứng nhu cầu mua sắm cho khách du lịch. Các địa phương trong Vùng đã chú trọng xây dựng các trung tâm thương mại cấp huyện, chợ cụm xã, cửa hàng thương mại ở các xã khu vực II, III; đặc biệt là xây dựng các khu thương mại đường biên (Bờ Y - Kon Tum) phục vụ phát triển kinh tế và giao lưu thương mại…