Những khó khăn, thách thức

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tây nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 56)

III. CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG 1 Những cơ hội thuận lợ

2. Những khó khăn, thách thức

- Nền kinh tế thế giới đang có chiều hướng phát triển chậm, tốc độ tăng trưởng thấp, không được thúc đẩy phát triển như ý muốn, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển - những thị trường gửi khách quan trọng của thế giới.

- Khủng bố, thiên tai và dịch bệnh ở nhiều nơi trên thế giới cũng đã hạn chế và phong tỏa các luồng khách đến một số quốc gia. Ngành du lịch thế giới đang phải đối mặt với những thử thách mới trong mối quan hệ cung cầu.

- Sự suy giảm của nền kinh tế ở một số nước, đặc biệt là những nước có nền kinh tế lớn trên thế giới đã dẫn đến những thay đổi trong nhu cầu của khách du lịch (đi du lịch ở những nơi gần hơn, ngắn ngày hơn, chi tiêu ít hơn...).

- Cạnh tranh trong du lịch ở khu vực và thế giới ngày càng gay gắt, trong khi đó khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Tây Nguyên nói riêng còn hạn chế, chưa có những sản phẩm du lịch đặc trưng chất lượng cao để cạnh tranh và hấp dẫn khách du lịch.

- Du lịch Việt Nam, cũng như du lịch các tỉnh Tây Nguyên đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, chất lượng phát triển chưa cao, điểm xuất phát còn thấp so với du lịch nhiều nước trong khu vực. Kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của nguồn nhân lực du lịch còn nhiều bất cập và hạn chế.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu đồng bộ. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư phát triển, song hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông còn hạn chế, chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu và chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong xu thế hội nhập.

- Chất lượng của các sản phẩm du lịch, của các dịch vụ du lịch phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của “lao động sống”, tức là phụ thuộc nhiều vào khả năng giao tiếp, khả năng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng ngoại ngữ… của đội ngũ nhân viên ngành du lịch. Trong khi đó, nguồn nhân lực du lịch ở các tỉnh Tây Nguyên không những còn thiếu về số lượng, mà còn yếu kém về chất lượng. Đây là một khó khăn thách thức lớn của du lịch Tây Nguyên trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch tương xứng với trong nước và quốc tế.

- Mặc dù Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, có khả năng phát triển trong mối liên vùng và hội nhập cao, nhưng trên thực tế sự phát triển KT - XH nói chung và du lịch nói riêng của Tây Nguyên trong những năm qua trong mối quan hệ liên vùng và tính hội nhập quốc tế… còn rất hạn chế. Đây cũng là một khó khăn thử thách đối với ngành du lịch Tây Nguyên.

- Tài nguyên và môi trường du lịch đang có nguy cơ suy giảm do khai thác, sử dụng thiếu hợp lý các nguồn tài nguyên và do những tác động của thiên tai ngày càng tăng. Sự phát triển của các ngành kinh tế khai khoáng, thủy điện, và nạn chặt phá rừng... đã và đang làm mất đi những nguồn tài nguyên du lịch thế mạnh của Tây Nguyên như hệ thống các thác nước, các cảnh quan, các hệ sinh thái... Đây cũng là một khó khăn thử thách đối với du lịch Tây Nguyên.

- Vốn đầu tư phát triển du lịch còn thiếu, trong khi đó đầu tư lại chưa đồng bộ, thiếu trọng tâm trọng điểm, nên chưa tạo ra được những sản phẩm du lịch đặc

trưng của Tây Nguyên để hấp dẫn khách du lịch... Đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với sự phát triển ngành du lịch Vùng Tây Nguyên.

- Trình độ phát triển KT - XH, trình độ dân trí còn thấp; đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn khó khăn; sự hiểu biết của đại đa số người dân về phát triển du lịch chưa được nhận thức đầy đủ… đã ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ cung cầu đối với phát triển du lịch. Đây thực sự là một trong những khó khăn thách thức đối với phát triển du lịch ở các tỉnh Vùng Tây Nguyên.

- Nhận thức xã hội về ngành kinh tế du lịch còn bất cập, bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về du lịch thiếu ổn định…, nên việc thống nhất trong xây dựng, chỉ đạo, quản lý và thực hiện quy hoạch ngành và lãnh thổ chưa hiệu quả.

- Hệ thống các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch thiếu đồng bộ, chưa thật thông thoáng so với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quản lý, khai thác và phát triển. Chưa xây dựng và ban hành các cơ chế đặc thù ưu tiên ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư cho phát triển du lịch ở những vùng sâu, vùng xa - nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, nhưng cơ sở hạ tầng và điều kiện KT-XH còn khó khăn như Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tây nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)