Thực trạng về thị trƣờng và sản phẩm du lịch Vùng Tây Nguyên

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tây nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 37)

II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG TÂY NGUYÊN

3. Thực trạng về thị trƣờng và sản phẩm du lịch Vùng Tây Nguyên

3.1. Thị trường khách du lịch

3.1.1. Khách quốc tế: Thị trường khách du lịch quốc tế đến Vùng Tây Nguyên cũng có những đặc điểm chung đối với các thị trường quốc tế của cả nước. Theo số liệu thống kê của các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh trong Vùng thì kết quả phân tích thị trường các năm 2005, 2010 và 2011 cho thấy trong tổng số khách du lịch quốc tế đến vùng Tây Nguyên thì số khách Pháp nhiều hơn cả, chiếm 22,24% (năm 2005 là 22,99%), tiếp sau là Mỹ 11,98% (năm 2005 là 9,0%), Đài Loan 10,51% (năm 2005 là 10,01%), Anh 6,0% (năm 2005 là 6,3%), Hà Lan 4,76% (năm 2005 là 4,2%), ASEAN 8,38% (năm 2005 là 1,7%)...

Bảng 19: Hiện trạng một số thị trường quốc tế đến Vùng Tây Nguyên

Đơn vị: Lượt khách Số TT Thị trường 2005 2010 2011 Số khách Tỷ lệ % Số khách Tỷ lệ % Số khách Tỷ lệ % 1 Pháp 29.692 22,99 61.610 26,12 65.650 22,24 2 Đài Loan 12.920 10,01 30.849 13,08 31.020 10,51 3 Mỹ 11.620 9,00 27.320 11,58 35.380 11,98 4 Anh 8.150 6,31 20.758 8,80 17.720 6,00 5 Hà Lan 5.425 4,20 12.230 5,19 14.040 4,76 6 ASEAN 2.195 1,70 10.542 4,47 24.744 8,38 7 Nước khác 59.128 45,79 72.541 30,76 106.690 36,14 Tổng số 129.130 100,00 235.850 100,00 295.244 100,00

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh trong Vùng.

Bảng 20: Các thị trường khách quốc tế đến các tỉnh Tây Nguyên (năm 2011)

Tên tỉnh Thị trường khách chính Mục đích chuyến đi (%) Nghỉ dưỡng Kết hợp công việc Thăm thân Văn hóa/mục đích khác Kon Tum Pháp, Trung Quốc, Úc, Hàn

Quốc… 2 5 10 83

Gia Lai Pháp, Mỹ, Thái Lan, Trung

Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… 55 25 8 12 Đắk Lắk Pháp, Đức, Đan Mạch, Hàn

Quốc, Nhật Bản… 77 23 0 0

Đắk Nông Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc,

Malaysia… 80 9 7 4

Lâm Đồng Mỹ, Úc, Pháp, Hàn Quốc, Nhật

Bản, Đài Loan, Trung Quốc… 65 20 10 5

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh trong Vùng.

Mức chi tiêu trung bình trong một ngày của mỗi khách du lịch là khác nhau giữa các tỉnh trong Vùng. Năm 2010, khách du lịch chi tiêu nhiều nhất ở Lâm Đồng, trung bình một ngày mỗi khách quốc tế chi tiêu khoảng 2.050.000 đồng (tương đương 100USD); tiếp đến là Gia Lai, trung bình một ngày mỗi khách

quốc tế chi tiêu khoảng 1.640.000 đồng (tương đương 80USD); ở Đắk Lắk là 910.000 đồng (tương đương 44,4USD); ở Kon Tum và Đắk Nông là 370.000 đồng (tương đương 18USD). Tuy nhiên, nếu tính trung bình cho toàn Vùng thì năm 2010, trung bình mỗi ngày một khách du lịch quốc tế chi tiêu khoảng 1.865.000 đồng (tương đương 91USD). Ngày lưu trú trung bình 3,1 ngày.

3.1.2. Khách du lịch nội địa: Khách du lịch nội địa đến Tây Nguyên từ khắp mọi miền đất nước, với nhiều loại khác nhau về nghề nghiệp, sở thích, giới tính, tuổi tác, khả năng chi tiêu, mục đích đi du lịch..., nhưng chủ yếu là đi theo các hình thức du lịch chính sau:

- Du lịch tham quan - nghỉ dưỡng: phát triển mạnh do nơi đây tập trung nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đặc biệt quan trọng (VQG Yok Don, hồ Tơ Nưng, Đà Lạt, Măng Đen, khu du lịch Buôn Đôn...). Loại hình du lịch này phù hợp với mọi lứa tuổi và có thể diễn ra quanh năm.

- Du lịch văn hóa - lễ hội: Trong mấy năm gần đây khách du lịch văn hóa - lễ hội phát triển nhanh. Đối tượng chính của loại hình du lịch này là những người lớn tuổi, những người buôn bán kinh doanh... Mùa du lịch văn hóa - lễ hội thường tập trung vào những tháng sau Tết Nguyên đán khi mà ở khắp nơi diễn ra các lễ hội, đồng thời vào thời gian này thương trường bớt biến động nên các nhà kinh doanh buôn bán thường đi đền chùa, lễ hội để cầu may, cầu phúc...

- Du lịch thể thao mạo hiểm vượt sông hồ, ghềnh thác, leo núi: Đối tượng chính của loại hình du lịch này là các bạn thanh niên trẻ ưa phiêu lưu mạo hiểm. Khả năng chi trả của các đối tượng du lịch này tương đối phong phú, nên họ thường sử dụng các dịch vụ du lịch có chất lượng. Hiện nay, hầu hết các địa phương trong vùng đã và đang khai thác những lợi thế này để khai thác phục vụ phát triển du lịch.

- Du lịch chữa bệnh: Ở Vùng Tây Nguyên loại hình du lịch này chưa phổ biến và mới chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số khách du lịch nội địa. Đối tượng của loại du lịch này là người lớn tuổi... và thường tập trung ở những nơi có nguồn nước khoáng nóng, khí hậu trong lành với mục đích nghỉ ngơi và chữa bệnh.

Bảng 21: Hiện trạng thị trường khách du lịch nội địa (theo mục đích) đến các tỉnh Vùng Tây Nguyên (năm 2011)

Tên tỉnh Thị trường khách chính Mục đích chuyến đi (%) Du lịch nghỉ dưỡng Kết hợp công việc Thăm thân nhân Tham quan/ mục đích khác Kon Tum Duyên hải Miền

Trung, Bắc Bộ, Nam Bộ, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, nội vùng 35 35 18 12 Gia Lai 25 60 5 10 Đắk Lắk 5 15 15 65 Đắk Nông 40 48 6 6 Lâm Đồng 68 20 7 5

Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch nội địa đạt khoảng 1,65 ngày vào năm 2010. Về mức chi tiêu trung bình (năm 2010) của khách nội địa đến Tây Nguyên khoảng 410.000 đồng người/ngày (tương đương 20USD). Tuy nhiên, mức chi tiêu này là khác nhau giữa các tỉnh trong Vùng: Lâm Đồng là 615.000 đồng (tương đương 30USD); Gia Lai là 627.000 đồng (tương đương 30,6USD); Đắk Lắk là 215.000 đồng (tương đương 10,5USD); Kon Tum và Đắk Nông là 175.000 đồng (tương đương 8,5USD).

3.2. Thực trạng về sản phẩm du lịch Vùng Tây Nguyên

Tây Nguyên có nhiều tiềm năng du lịch, với truyền thống văn hóa đặc sắc..., nhưng việc đầu tư khai thác phát triển các sản phẩm du lịch gắn với nét đặc trưng của từng địa phương còn hạn chế, chưa khai thác hiệu quả và tương xứng với tiềm năng. Nhiều địa phương trong vùng khi nói đến sản phẩm du lịch thì chỉ mới dừng lại việc tham quan những tài nguyên du lịch sẵn có, còn những sản phẩm du lịch cụ thể mang tính đặc trưng, có chất lượng và mang thương hiệu… từ những tài nguyên này để bán cho khách du lịch thì còn nhiều hạn chế.

Dựa trên những giá trị đặc trưng về tài nguyên du lịch, các tỉnh Vùng Tây Nguyên đang tập trung khai thác xây dựng các sản phẩm du lịch theo các hướng du lịch văn hóa và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

+ Về du lịch văn hóa, với các sản phẩm du lịch chủ yếu sau:

- Du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa bản địa (Bản Đôn, Buôn M’liêng; Làng Văn hóa Kon Klor; Buôn Go - Cát Tiên…).

- Du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa (di tích Đắk Tô - Tân Cảnh, Ngục Kon Tum, Nhà thờ gỗ Kon Tum; nhà tù Pleiku, di tích lịch sử văn hóa làng kháng chiến Stor, di tích lịch sử Tây Sơn Thượng Đạo, chiến địa Plei Me; Nhà Đày Buôn Ma Thuột, Bảo tàng Dân tộc Đắk Lắk, hang đá Đắk Tur - Krong Bong, Đồn điền Ca Đa, Đình Lạc Giao, Chùa Sắc Tứ Khải Đoan, Tòa Giám mục Đắk Lắk, Tháp Yang Prong - Easoup; Di tích N’Trang Gưh, Cụm di tích lịch sử N’Trang Lơng; Thiền viện Trúc Lâm, khu mộ cổ dân tộc Mạ, khu di chỉ khảo cổ Cát Tiên…

- Tham quan các lễ hội truyền thống và văn hóa nghệ thuật dân gian (Lễ hội Cồng chiêng, Lễ hội đua voi, Lễ Bỏ Mả…).

+ Về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng với các loại sản phẩm sau:

- Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng hồ và núi (Tuyền Lâm, Măng Đen, Biển Hồ, Hồ Lắk…).

- Du lịch tham quan, nghiên cứu sinh thái (Yok Don, Ngọc Linh, Đắk Uy, Măng Đen…).

- Du lịch tham quan thắng cảnh hồ, thác (hồ Tuyền Lâm, hồ Đan Kia, hồ Tơ Nưng, hồ Lắk; các thác Trinh Nữ, Gia Long, Cam Ly, Pren…).

Một phần của tài liệu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tây nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)