Trường hợp người mất tích trở về

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật dân sự Việt Nam Nguyễn Ngọc Điện (Trang 48)

3. Các trường hợp đặc thù

3.2.2.1. Trường hợp người mất tích trở về

Huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích. Theo BLDS Điều 80 khoản 1, khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, thì thep yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền và lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích. Toá án có thẩm quyền là Toà án nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích (và cũng là Toà án đã ra thông báo tìm kiếm đối với người này), áp dụng BLTTDS Điều 35 khoản 2 điểm c.

Tuy nhiên, theo BLTTDS Điều 36 khoản 2 điểm a, đối với các yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 26 của Bộ luật này, thì người yêu cầu có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc hoặc có trụ sở (nếu là pháp nhân) giải quyết. Khoản 3 Điều 26 ghi nhận yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích. Vậy có nghĩa rằng người yêu cầu có quyền yêu cầu Toà án nới cứ trú của mình huỷ quyết dịnh tuyên bố mất tích đối với một người cư trú ở một nơi khác.

Dường như Điều 35 khoản 2 điểm c chỉ xác định một trong những giải pháp có thể được lựa chọn chứ không khẳng định giải pháp đó là duy nhất. Bởi vậy, nếu áp dụng kết hợp các Điều 35 khoản 2 điểm b và 36 khoản 2 điểm a, thì :

- Người yêu cầu trước đây đã yêu cầu Toà án nơi cư trú của người bi mất tích tuyên bố người sau này mất tích có quyền yêu cầu Toà án

- Một người có quyền và lợi ích liên quan có thể yêu cầu Toà án nơi cư trú của mình huỷ quyết định tuyên bố mất tích đối với một người khác sau khi người bị tuyên bố mất tích trở về, ngay cả trong trường hợp

Các dấu hiệu của sự trở về của người mất tích cũng được xác định theo các tiêu chí giống như các tiêu chí được áp dụng cho trường hợp xác định người vắng mặt trở về.

Hiệu lực về nhân thân. Người mất tích không bị coi là đã chết, do đó, không có vấn đề khôi phục nhân thân pháp lý của người này khi người này trở về. Tuy nhiên, có trường hợp sau khi có quyết định tuyên bố mất tích đối với một người, vợ (chồng) của người này đã xin ly hôn và được phép ly hôn. Theo BLDS Điều 80 khoản 3, việc ly hôn trong trường hợp này vẫn có hiệu lực pháp luật. Bởi vậy, nếu người bị tuyên bố mất tích mà trở về và vợ (chồng) trước đây của người này muốn nối lại cuộc sống vợ chồng thì họ phải tiến hành đăng ký lại việc kết hôn. Nếu sau khi ly hôn, vợ (chồng) của người bị tuyên bố mất tích đã kết hôn vối người khác, thì cuộc hôn nhân sau vẫn có giá trị sau khi người mất tích trở về.

Hiệu lực về tài sản. Theo BLDS Điều 80 khoản 2, người bị tuyên bố mất tích mà trở về được nhận lại tài sản do người quản lý chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý. Cần nhấn mạnh rằng, cũng như trong trường hợp người vắng mặt trở về, việc người mất tích

trở về chỉ có tác dụng chấm dứt chế độ quản lý thiết lập theo các điều 76 và 77 BLDS48: chủ sở hữu chung, vợ (chồng) quản lý tài sản chung và không ly hôn vẫn tiếp tục quản lý các tài sản liên quan theo chế độ áp dụng đối với các tài sản đó ngay cả trong trường hợp người mất tích trở về.

Có trường hợp người mất tích, dù vẫn còn sống, ở trong tình trạng không có khả năng giao dịch, ví dụ, do hôn mê hoặc rối loạn tâm thần và không cò khả năng nhận thức được hành vi của mình. Khi đó, chế độ quản lý tài sản của người mất tích vẫn phải chấm dứt, nhưng người có quyền và lợi ích liên quan có thể yêu cầu đặt người này trong tình trạng mất năng lực hành vi để người này có thể xác lập các giao dịch và thực hiện các nghĩa vụ của mình thông qua vai trò của người giám hộ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật dân sự Việt Nam Nguyễn Ngọc Điện (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)