Lý thuyết về sản nghiệp trong luật học phương Tây

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật dân sự Việt Nam Nguyễn Ngọc Điện (Trang 89)

Trong luật học phương Tây tồn tại hai quan niệm khác nhau về “sản nghiệp”: quan niệm chủ thể và quan niệm khách thể.

1.1.Quan niệm chủ thể

Đại diện tiêu biểu nhất của quan niệm này là luật học Pháp. Tuy nhiên, luật tục của Pháp không thừa nhận khái niệm "sản nghiệp". Các tài sản trong luật tục cổ được chia thành nhiều nhóm tùy theo mục đích tồn tại, tính chất vật lý của tài sản hoặc tùy vào căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản (như tài sản quý tộc, tài sản tiện dân, tài sản riêng, tài sản chung, động sản, bất động sản...) Mỗi loại tài sản chịu sự chi phối của một chế độ pháp lý riêng biệt.89 Đến đầu thế kỷ XIX, lý thuyết sản nghiệp được xây dựng bởi hai nhà khoa học Aubry và Rau. Mặc dù vẫn còn gây nhiều tranh cãi tại thời điểm đó song lý thuyết này đã được sửa đổi, hoàn thiện theo thời gian và trở thành một học thuyết khá tiến bộ bàn về sản nghiệp. Tư tưởng chủ đạo của học thuyết này là “sản nghiệp luôn gắn liền với con người”. Như ta đã biết, sản nghiệp luôn tồn tại ngay cả khi tài sản có ròng thuộc về sản nghiệp là một giá trị âm. Về nguyên tắc, mỗi chủ thể sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ về tài sản bằng bất cứ tài sản nào mà mình là chủ sở hữu đối với chủ nợ. Tất cả tài sản thuộc sở hữu của người mắc nợ tạo thành một khối thống nhất và có giá trị bảo đảm cho việc thanh toán nợ của người đó. Chính vì thế, có thể nói rằng bất kỳ một người nào cũng có một và chỉ một sản nghiệp. Từ nhận xét này, chúng ta có thể rút ra hai hệ quả. Thứ nhất, sản nghiệp không thể

chuyển nhượng khi người có sản nghiệp còn sống mà chỉ có thể chuyển nhượng các yếu tố cụ thể của sản nghiệp như nhà cửa, xe, hoa lợi, lợi tức... Khi người có sản nghiệp chết thì toàn bộ sản nghiệp sẽ được chuyển giao cho những người thừa kế của họ. Thứ hai, sản nghiệp

không thể phân chia. Một thương nhân khi đứng trước các chủ nợ của mình, dù là chủ nợ dân sự hay chủ nợ thương mại, đều chỉ có một khối tài sản duy nhất và họ có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của mình bằng khối tài sản đó. Mặt khác, mọi sản nghiệp đều thuộc về một người, là một cá nhân hoặc là một pháp nhân. Không thể có trường hợp một sản nghiệp không có chủ sở hữu.

1.2.Quan niệm khách thể

Quan niệm khách thể có nguồn gốc từ luật học Đức và tiếp tục hoàn thiện trong hệ thống pháp luật Đức nói riêng cũng như cả hệ thống luật Anh Mỹ nói chung. Trái ngược với quan niệm chủ thể, tư tưởng chủ đạo của quan niệm khách thể cho rằng "sản nghiệp tồn tại độc lập với con người". Điều này chính là sự khái quát hóa quan niệm về tài sản từ quan niệm về chế

độ pháp lý của đất đai mà hệ thống Common Law cổ xưa xây dựng dựa trên nguyên tắc bảo vệ lợi ích của vương quyền. Theo đó, sản nghiệp không gắn liền với một con người cụ thể mà gắn liền với một mục đích nhất định. Như vậy, một người có thể có nhiều sản nghiệp và

ngược lại, một sản nghiệp có thể gắn liền với lợi ích của nhiều người. Tuy nhiên, quan

niệm này thống nhất với quan niệm chủ thể ở việc khẳng định sản nghiệp là thực thể độc lập với các yếu tố cấu thành nên nó, các yếu tố này có thể thay đổi mà không ảnh hưởng đến sự tồn tại của tập hợp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật dân sự Việt Nam Nguyễn Ngọc Điện (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)