Chuyển nhượng tài sản thuộc sở hữu chung

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật dân sự Việt Nam Nguyễn Ngọc Điện (Trang 134)

2. SỞ HỮU CHUNG

2.6.1.1.1. Chuyển nhượng tài sản thuộc sở hữu chung

Vấn đề sẽ không có gì bàn cãi khi số tiền thu được từ việc chuyển nhượng được chia cho các chủ sở hữu, khi đó sở hữu chung theo phần sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, nếu số tiền này không

111 Ban quản trị nhà chung cư là người đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu và những người sử dụng trong quá trình sử dụng nhà chung cư (Xem Luật nhà ở 2005 Điều 71 và 72).

được chia cho các chủ sở hữu chung mà dùng để mua một tài sản khác thì vấn đề trở nên phức tạp hơn. Ta có thể đặt giả thiết thành nhiều trường hợp:

Trường hợp thứ nhất: việc mua tài sản được thực hiện bởi tất cả các chủ sở hữu chung hoặc bởi một chủ sở hữu chung hành động với tư cách người được uỷ quyền của

cộng đồng các chủ sở hữu chung theo phần - Rõ ràng tài sản mua được trong trường hợp

này sẽ là của chung. Vấn đề đặt ra là tài sản đó là đối tượng của một quan hệ sở hữu chung theo phần độc lập hay chỉ thế chỗ cho số tiền chuyển nhượng trong tập hợp các tài sản vốn đã thuộc sở hữu chung theo phần của những người chuyển nhượng ? Vấn đề này có thể được lý giải theo hai cách:

- Cách thứ nhất - Ta thừa nhận rằng các chủ sở hữu chung theo phần đã tiến hành phân

chia số tiền chuyển nhượng tài sản, ngay sau đó góp lại phần của mỗi người để mua tài sản mới. Vậy, tài sản mua được là đối tượng của một quan hệ sở hữu chung theo phần mới được xác lập. Nếu khối sở hữu chung theo phần trước đây vẫn còn tài sản, thì khối sở hữu chung theo phần mới được xác lập tồn tại độc lập với khối sở hữu chung theo phần sẵn có. - Cách thứ hai - Ta nói rằng các chủ sở hữu chung theo phần không phân chia số tiền

chuyển nhượng tài sản, mà đã nhất trí dùng số tiền đó để mua một tài sản khác. Vậy, nên xem việc mua tài sản là hình thức thay thế một tài sản chung này bằng một tài sản chung khác; không có sự thành lập một khối sở hữu chung mới, mà trước sau chỉ có một khối sở hữu chung với thành phần cấu tạo có thay đổi.

Trường hợp thứ hai: việc mua tài sản chỉ được thực hiện bởi một chủ sở hữu chung

mà không có uỷ quyền của những người đồng sở hữu chung khác - Nếu những người có

quyền sở hữu chung đồng ý để cho người mua giao kết và thực hiện việc mua tài sản, thì tài sản mua, đối với cộng đồng các chủ sở hữu chung theo phần, là tài sản chung; cũng như vậy, một khi những người có quyền sở hữu chung theo phần không đồng ý, nhưng không phản đối, và người mua tự coi mình như người được uỷ quyền mặc nhiên (hoặc người thực hiện công việc mà không có uỷ quyền) của cộng đồng các chủ sở hữu chung theo phần, để mua tài sản.

Trường hợp thứ ba: tài sản mua thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu - Ý nghĩa của việc đăng ký quyền sở hữu tài sản chưa được xác định rõ trong luật thực định Việt Nam, tuy nhiên có thể ghi nhận xu hướng rõ nét của luật (và cả của thực tiễn) luôn coi việc đăng ký như là phương tiện thiết lập các bằng chứng không thể tranh cãi về quyền sở hữu đối với tài sản liên quan. Trước khi luật chính thức thừa nhận rằng người đăng ký quyền sở hữu tài sản là người duy nhất có quyền sở hữu đối với tài sản đó, trong khung cảnh hiện tại của thực tiễn áp dụng pháp luật, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu và thuộc sở hữu chung theo phần vẫn còn có thể được đăng ký theo tên người đại diện.

Trường hợp thứ tư: mua bán hàng hoá thuộc sản nghiệp thương mại - Hàng hoá thuộc sản nghiệp thương mại được mua và bán theo chế độ riêng được xây dựng trong khuôn khổ pháp luật thương mại.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật dân sự Việt Nam Nguyễn Ngọc Điện (Trang 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)