Gíám hộ đối với người chưa thành niên

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật dân sự Việt Nam Nguyễn Ngọc Điện (Trang 55)

1. Ðại diện cho người chưa thành niên

1.1.Gíám hộ đối với người chưa thành niên

Định nghĩa. Giám hộ đối với người chưa thành niên là việc cá nhân, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên (BLDS Ðiều 58 khoản 1).

Trong những trường hợp nào người chưa thành niên cần có người giám hộ ?. Ðược giám hộ, người chưa thành niên nào không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên và có yêu cầu cử giám hộ (Ðiều 58 khoản 2 điểm a).

Việc cử người giám hộ là bắt buộc trong trường hợp người chưa thành niên chưa đủ 15 tuổi mà rơi vào các trường hợp nêu ở trên (Ðiều 58 khoản 3).

Luật bỏ quên trường hợp cả cha và mẹ của người chưa thành niên đều vắng mặt hoặc bị tuyên bố mất tích. Có thể dùng phương pháp áp dụng tương tự pháp luật đối với Điều 58 khoản 2 điểm a để thừa nhận rằng việc cử người giám hộ cho người chưa thành niên cũng cần thiết trong trường hợp này, đặc biệt là khi người chưa thành niên chưa đủ 15 tuổi.

Giám hộ gia đình và giám hộ công. Giám hộ gia đình về mặt hình thức là việc giám hộ được thực hiện bởi một hoặc nhiều người có quan hệ thân thích với người được giám hộ, do mối liên hệ thân thuộc hoặc liên hệ hôn nhân. Về nội dung, giám hộ gia đình là một cơ chế mô phỏng cơ chế quản lý kiều gia đình. Các công việc giám hộ không chỉ liên quan đến tài sản mà còn mang ý nghĩa của việc tạo lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ tình cảm gia đình giữa những người có liên quan.

Giám hộ công, về mặt hình thức, là việc giám hộ do một cơ quan nhà nước hoặc một tổ chức xã hội, gọi chung là một thiết chế công, đảm nhận. Giám hộ công mang tính chất của một

60 Chế độ đại diện người không có năng lực hành vi còn mang ý nghĩa bảo vệ người thứ ba nhằm ngăn ngừa và chống các hành vi của người không có năng lực hành vi xâm hại đến lợi ích của người thứ ba. Trong điều kiện người không có năng lực hành vi không có khả năng tự mình chịu trách nhiệm về hậu quả của những hành vi do mình thực hiện, người thứ ba bị thiệt hại khó có cơ may được bồi thường một cách thoả đáng, nếu người không có năng lực hành vi không được đại diện.

61 Trong luật thực định Việt Nam, không phải người nào đã thành niên cũng đều có quyền xác lập tất cả các giao dịch trong cuộc sống dân sự: nam, dù đã thành niên, không thể kết hôn. Ngược lại, không phải người nào chưa đủ 18 tuổi cũng đều bị cấm tự mình xác lập các giao dịch quan trọng: nữ, chỉ cần được 18 tuổi, đã có thể kết hôn. Nếu việc cấm nam kết hôn khi chưa được 20 tuổi là phù hợp với chính sách dân số hiện hành, thì việc cho phép nữ kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi chỉ là một lỗi lập pháp rất đáng tiếc… và đáng trách. Càng đáng tiếc hơn nữa, vì không có một lời xin lỗi từ phía những người soạn thảo điều luật này

hoạt động xã hội, từ thiện. Mục đích cao nhất của giám hộ công là bảo vệ tài sản của người được giám hộ và bảo vệ chính người được giám hộ về mặt nhân thân chống lại những rủi ro có thể đến từ người thứ ba do việc lợi dụng khả năng nhận thức non kém của người được giám hộ.

Giám hộ: công việc không thù lao và không được chuyển giao. Giám hộ không phải là một nghề, cũng không được coi là một hoạt động tạo thu nhập. Người giám hộ bỏ sức lao động vì lợi ích của người khác, theo cung cách của một người làm việc tình nguyện, không vụ lợi. Tất nhiên, người giám hộ không bị buộc phải lấy tài sản của mình phục vụ cho người khác; bởi vậy, nếu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám hộ mà người giám hộ phải dùng đến các tài sản của mình, thì người này có quyền yêu cầu hoàn trả theo đúng giá trị. Trái lại, người giám hộ không có quyền yêu cầu trả thù lao62, cũng không có quyền yêu cầu bồi hoàn công sức lao động của mình trong quá

trình thực hiện nhiệm vụ.

Mặt khác, nhiệm vụ của người giám hộ là nhiệm vụ gắn với nhân thân của người này. Trong trường hợp người giám hộ chết, việc giám hộ chấm dứt một cách đương nhiên: những người thừa kế của người giám hộ chỉ có trách nhiệm thanh toán công việc giám hộ của người chết chứ không có trách nhiệm (và cũng không có quyền) tiếp tục các công việc của người này.

Tính chất của việc giám hộ đối với người chưa thành niên. Trẻ em, trong điều kiện, hoàn cảnh bình thường, phải là thành viên của một gia đình và sự chăm sóc, giáo dục của gia đình là điều cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của trẻ, trong quá trình chuẩn bị bước vào cuộc sống xã hội trong tư thế một chủ thể đầy đủ.

Việc giám hộ đối với người chưa thành niên, tức là đối với trẻ em, không ngoài mục đich thay thế sự chăm sóc, giáo dục mang tính chất gia đình mà người được giám hộ đã không có, cũng nhằm mục đích bảo đảm các điều kiện phát triển bình thường cho người đó. Bởi vậy, người giám hộ được chỉ định theo thứ tự ưu tiên được thiết lập dựa vào mức độ thân thuộc giữa người giám hộ và người được giám hộ.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng giám hộ không thể thay thế một cách hoàn hảo vai trò của cha mẹ. Người giám hộ không phải là người trực tiếp tạo ra người được giám hộ; bởi vậy, không thể trông đợi ở người giám hộ sự chăm sóc, giáo dục như là kết quả sự thôi thúc của một thiên hướng tự nhiên, như trong trường hợp của người giám hộ tự nhiên, là cha mẹ. Đặc biệt sự giám hộ công mang tính chất bảo trợ xã hội đối với sự phát triển của chủ thể hơn là sự thay thế gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật dân sự Việt Nam Nguyễn Ngọc Điện (Trang 55)