Tài sản vô hình rất đa dạng và phong phú cả trong cuộc sống lẫn khía cạnh pháp lý. Nội dung nghiên cứu phần này đề cập đến ba nhóm tài sản vô hình được luật viết điều chỉnh tương đối chặt chẽ và đầy đủ nhất. Đó là quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu đối với tác phẩm văn
chương, nghệ thuật, khoa học và quyền sở hữu các yếu tố vô hình thuộc về sản nghiệp thương mại97
2.1.Quyền sở hữu tác phẩm văn chương, nghệ thuật, khoa học 2.1.1.Tác phẩm 2.1.1.Tác phẩm
Sự liệt kê không định nghĩa - Luật sở hữu trí tuệ 2005 Điều 4 khoản 7 định nghĩa « Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào ». Không kể chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
(là sản phẩm đặc biệt), tác phẩm được bảo hộ có thể chia làm ba nhóm:
- Nhóm thứ nhất: tác phẩm văn chương - bao gồm các sáng tác văn chương viết không phân biệt hình thức, thể loại, lĩnh vực, đề tài... (như tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, bút ký, ký sự, tùy bút, hồi ký, thơ ca, kịch bản, phóng tác, cải biên,...).
- Nhóm thứ hai: tác phẩm nghệ thuật - bao gồm các công trình nghệ thuật như tác phẩm sân khấu, điện ảnh, video, âm nhạc, kiến trúc, hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc...
- Nhóm thứ ba: công trình nghệ thuật - bao gồm các kết quả sáng tạo có tính khoa học, như công trình nghiên cứu, khảo sát, phân tích chuyên môn, bình luận, bài phát biểu,
97 Xem các quy định về quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu tác phẩm văn chương, nghệ thuật, khoa học, quyền sở hữu các yếu tố vô hình thuộc sản nghiệp thưong mại trong Bộ luật dân sự 2005, Luật sở hữu trí tuệ 2005 và Luật Thương mại 2005.
bài giảng, họa đồ, bản vẽ,... trừ những kết quả sáng tạo được bảo hộ dưới hình thức là sáng chế. Như vậy, tác phẩm được hiểu là kết quả lao động sáng tạo của tác giả được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định và trở nên độc đáo chính nhờ hình thức thể hiện đó. Quyền tác giả được xác định từ thời điểm hình thức thể hiện của tác phẩm được nhận biết, không phân biệt tác phẩm đã được công bố hay chưa công bố hoặc đã đăng ký bảo hộ hay chưa đăng ký bảo hộ.
2.1.2.Tác phẩm của nhiều tác giả, tác phẩm của tập thể, tác phẩm vô danh
- Tác phẩm của nhiều tác giả là kết quả lao động của nhiều người (gọi là đồng tác giả) để tạo ra một sản phẩm chung. Ở góc độ tài sản, tác phẩm chung của nhiều người thuộc sở hữu chung của những người đó (gọi là các đồng sở hữu).
- Tác phẩm của tập thể cũng là kết quả lao động sáng tạo của nhiều người, nhưng mỗi người thực hiện công việc của mình trong khuôn khổ một kế hoạch, một dự án chung do một người (cá nhân hoặc pháp nhân) chịu trách nhiệm và chính người này có đầy đủ các quyền của một tác giả.
- Tác phẩm vô danh là kết quả sáng tạo của một người không rõ lai lịch. Trong thời
hạn bảo hộ, người được phép công bố tác phẩm, tạm thời thực hiện quyền của tác giả đối với tác phẩm đó.
2.1.3.Quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm 2.1.3.1.Quyền nhân thân 2.1.3.1.Quyền nhân thân
Theo khoản 1, Điều 738 BLDS: “Quyền nhân thân thuộc quyền tác giả bao gồm: quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố, phổ biến tác phẩm; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm.”
Các quyền nhân thân sau đây của tác giả đối với tác phẩm tồn tại vĩnh viễn hay được bảo hộ vô thời hạn: quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút
danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho phép người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm (Luật sở hữu trí tuệ 2005 Điều 27 khoản 1).
Các quyền nhân thân sau đây của tác giả tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh được bảo hộ 50 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên ; của tác giả tác phẩm không thuộc loại hình trên được bảo hộ trong suốt cuộc đời của tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết và có thể được chuyển nhượng, chuyển giao cho người thừa kế trong thời gian bảo hộ: quyền công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm (Luật sở hữu trí tuệ 2005 Điều 27 khoản 2 và Điều 45 khoản 2).
2.1.3.2.Quyền tài sản
Theo Điều 738 khoản 2 « Quyền tài sản thuộc quyền tác giả bao gồm:quyền sao chép tác phẩm ; cho phép tạo tác phẩm phái sinh ; phân phối, nhập khẩu bản gốc và bản sao tác phẩm ; truyền đạt tác phẩm đến công chúng; cho thuê bản gốc hoặc bản sao chương trình máy tính ». Những quyền này có thể được chuyển nhượng, được chuyển giao cho người thừa kế nhưng sẽ đương nhiên mất hiệu lực khi hết năm mươi năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh ; khi hết 50 năm sau ngày tác giả chết đối với các tác phẩm không thuộc loại hình nêu trên (Luật sở hữu trí tuệ 2005 Điều 27 khoản 2 và Điều 45 khoản 1).
2.2.Quyền sở hữu công nghiệp
Sở hữu công nghiệp - là một khái niệm luôn thay đổi theo thời gian và không gian. Điều 1 Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận khái niệm “sở hữu công nghiệp” theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, sở hữu công nghiệp bao gồm các sản phẩm sáng
tạo trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, công nghiệp khai thác và tất cả sản phẩm công nghiệp và sản phẩm tự nhiên là kết quả của hoạt động sáng tạo của con người. Hiểu theo nghĩa hẹp, sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công
nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa và chống cạnh tranh không lành mạnh. Không như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp chỉ có thể xác lập bằng việc đăng ký văn bằng bảo hộ.
2.2.1.Sáng chế
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên (Luật sở hữu trí tuệ Điều 4 khoản 12).
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức độc quyền sáng chế nếu đáp ứng được các điều kiện sau : có tính mới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp. Nếu sáng chế không đáp ứng được điều kiện về trình độ sáng tạo nhưng đáp ứng được hai điều kiện còn lại thì được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường (Luật sở hữu trí tuệ Điều 58).
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này (Luật sở hữu trí tuệ Điều 4 khoản
13). Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây : có tính mới, có tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp (Luật sở hữu trí tuệ Điều 63). Thông thường một kiểu dáng mới phải tỏ ra độc đáo so với kiểu dáng của các sản phẩm cùng loại khác mà chính sự độc đáo đó được dùng để phân biệt kiểu dáng này với tất cả kiểu dáng khác.
2.2.3.Nhãn hiệu
Là dấu hiệu nhận dạng sản phẩm thương mại - Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa,dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau 98(Luật sở hữu trí tuệ Điều 4 khoản 16) Có thể nói rằng nhãn hiệu có mục đích kép. Một mặt, nó bảo vệ người có quyền khai thác chống lại sự cạnh tranh của những người khác kinh doanh trong cùng một lĩnh vực; mặt khác nó đảm bảo cho người tiêu dùng về nguồn gốc cũng như chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ mà mình quan tâm.
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây : là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc ; có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác (Luật sở hữu trí tuệ Điều 72).
2.2.4.Chỉ dẫn địa lý
Là quyền sở hữu công nghiệp tập thể, không thể chuyển nhượng – Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể (Luật sở hữu trí tuệ Điều 4 khoản 22).
Ví dụ: bưởi năm roi Biên Hòa, kẹo dừa Bến Tre, gạo thơm chợ Đào...
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây : sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý ; sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định (Luật sở hữu trí tuệ Điều 79).
Cùng một chỉ dẫn địa lý, nhiều người ở cùng một địa phương có thể cùng được bảo hộ dù rằng những người này cùng sản xuất một mặt hàng. Do đó, có thể nói rằng, quyền sử dụng chỉ
dẫn địa lý là một quyền tập thể. Tuy nhiên, quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là một quyền không thể chuyển nhượng được bởi lẽ một người ở một vùng khác tuy cũng sản xuất mặt hàng đó nhưng không thể sử dụng chỉ dẫn địa lý không thuộc về không gian địa lý của nơi mình sản xuất cho dù có sử dụng nguyên liệu, công thức, kỹ thuật của vùng xuất xứ gốc.
2.3.Các yếu tố vô hình của sản nghiệp thương mại 2.3.1.Mạng lưới tiêu thụ hàng hóa và cung ứng dịch vụ 2.3.1.Mạng lưới tiêu thụ hàng hóa và cung ứng dịch vụ
Một tài sản vô hình có giá trị mong manh - Có thể tạm hình dung, mạng lưới tiêu thụ hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, với tư cách là một tài sản vô hình, chính là kết quả của những nỗ lực phát huy tài năng và sự khéo léo của thương nhân nhằm thu hút khách hàng để tiêu thụ hàng hóa mà mình sản xuất. Sự phát triển của mạng lưới tiêu thụ hàng hóa hay cung ứng dịch vụ lệ thuộc rất nhiều vào yếu tố khách quan (tình hình kinh tế xã hội của quốc gia và khu vực; thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng, thời điểm kinh doanh, tốc độ đô thị hoá, điều kiện tự nhiên, môi trường...) cũng như yếu tố chủ quan (sự nhạy bén của chính sách maketing, uy tín của thương hiệu, ý chí của bạn hàng...). Nói chung mạng lưới tiêu thụ hàng
98 Luât sở hữu trí tuệ còn đưa ra các khái niệm về nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng.
hóa hay cung ứng dịch vụ có giá trị rất mong manh.
2.3.2.Tên thương mại
Yếu tố đầu tiên về lai lịch thương nhân đã trở thành tài sản – Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh (Luật sở hữu trí tuệ Điều 4 khoản 21).
Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó và chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh (Luật sở hữu trí tuệ Điều 76).
Như vậy, tên thương mại là danh hiệu dùng trong giao dịch của thương nhân, tên thương mại là một sản nghiệp thương mại và có thể chuyển nhượng99. Ở các nước có nền kinh tế thương mại phát triển, có một số tên thương mại được định giá rất cao. Ví dụ như Sony, Honda, Microsoft ...
2.3.3.Biển hiệu
Dấu hiệu nhận dạng thương nhân đã trở thành tài sản - Biển hiệu là dấu hiệu gắn liền với cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm giúp phân biệt cơ sở này với cơ sở khác. Cũng như tên thương mại, biển hiệu chỉ có thể là đối tượng của quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ khi thương nhân được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ mới dự liệu các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu biển hiệu trong tập quán và trong các quy phạm địa phương trong khi nhu cầu này trên thực tế của dân cư là rất lớn, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế trị trường cũng như chính sách chống cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh đã được ghi nhận trong một số văn bản pháp quy khác của Nhà nước ta.
MỤC 4 - Quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất là một tài sản đặc biệt - Luật hiện hành khẳng định quyền sử dụng đất là một tài sản. Theo luật Đất đai 2003 và BLDS 2005, quyền sử dụng đất là một tài sản có thể chuyển giao cũng như tham gia thị trường bất động sản theo quy định của pháp luật.
Điều 108 BLDS 2005 ghi nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình là tài sản chung của hộ. Bằng nguyên tắc áp dụng pháp luật chúng ta có thể rút ra những quy tắc khác như : quyền sử dụng đất hợp pháp của cá nhân là tài sản của cá nhân, quyền sử dụng đất hợp pháp của hợp tác xã là tài sản của hợp tác xã. Song, đây là một tài sản có những đặc điểm riêng không như bất cứ loại tài sản nào được ghi nhận trong luật thực định Việt Nam.
Sự đa dạng của chế độ pháp lý áp dụng đối với quyền sử dụng đất - Luật Đất đai 2003 phân chia quyền sử dụng đất thành ba nhóm:
- Nhóm được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất. - Nhóm được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. - Nhóm được Nhà nước cho thuê đất, có hai loại:
+ Đất thuê trả tiền hàng năm, + Đất thuê trả tiền nhiều năm.
Mỗi nhóm quyền được sự điều chỉnh của một chế độ pháp lý đặc thù về quy chế chuyển nhượng, chuyển giao cho người thừa kế, cho thuê, cho mượn...Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu những quy định chung nhất về vấn đề này, còn những vấn đề cụ thể hơn như chế độ pháp lý của từng loại đất, từng nhóm chủ thể sử dụng đất, hay việc chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng đất sẽ được nghiên cứu kỹ trong những chuyên đề khác như Luật Đất đai, Thừa kế quyền sử dụng đất ...