Xác lập nhân thân

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật dân sự Việt Nam Nguyễn Ngọc Điện (Trang 40)

Trong luật thực định Việt Nam, nhân thân được thừa nhận cho tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, tuổi tác, khả năng nhận thức, thành phần xã hội, địa vị xã hội, trình độ học vấn, tôn giáo,… Tất cả mọi người đều được pháp luật đối xử như nhau về phương diện xác lập nhân thân. Nội dung của nhân thân có thể khác nhau tùy theo chủ thể, do sự khác biệt về đặc điểm của hoàn cảnh, điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi người, như đã biết; nhưng, điều chắc chắn là mỗi người đều có nhân thân của riêng mình.

2.1.Thời gian tồn tại của nhân thân

Nguyên tắc. Được thừa nhận như nhau cho tất cả mọi người, nhân thân của cá nhân gắn liền với cuộc sống của cá nhân đó. Bất kỳ người nào đến với thế giới này đều trở thành chủ thể của luật dân sự32. Bởi vậy, một người có nhân thân khi được sinh ra và chấm dứt nhân thân khi chết. Cuộc sống sinh học của con người đòi hỏi được nhìn nhận về mặt pháp lý và sự nhìn nhận đó biến cuộc sống sinh học thành cuộc sống pháp lý.

Trong một số trường hợp đặc thù, cuộc sống của cá nhân bắt đầu không phải từ lúc cá nhân được sinh ra mà ngay từ lúc cá nhân thành thai, tất nhiên với điều kiện sinh ra và còn sống33.

32 G.Cornu, Droit civil-Introduction. Les personnes, Les biens, Montchrestien, 1990, số 459.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng nhân thân của cá nhân tồn tại một cách đầy đủ trước khi cá nhân sinh ra. Theo một câu ngạn ngữ trong luật học La Mã, infans conceptus pro nato habetur quoties de comodo ejus agitur (trẻ con thành thai được coi như đã sinh ra, một khi điều đó có lợi cho trẻ đó), việc ghi nhận sự tồn tại của cá nhân ngay từ lúc thành thai chỉ được thực hiện trong những trường hợp được pháp luật dự kiến và chỉ có ý nghĩa phục vụ cho việc giải quyết một hoặc một số vấn đề pháp lý đặc thù phát sinh trong những trường hợp đó (thừa kế di sản của một người; suy đoán một người là con trong giá thú của một cặp vợ chồng;…). Nếu vấn đề pháp lý đặc thù không phát sinh thì vấn đề nhân thân của người mới thành thai cũng không được đặt ra.

2.2.Nhân thân và năng lực

Nhân thân và năng lực pháp luật. Theo BLDS Điều 14 khoản 1, năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Điều 14 khoản 2 thừa nhận rằng mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật như nhau. Thực ra, năng lực pháp luật của các cá nhân không như nhau. Ví dụ, trong luật Việt Nam hiện hành, người thuộc giới tính nam mà chưa được 20 tuổi không thể có khả năng có quyền kết hôn trong bất kỳ trường hợp nào và do đó, không thể được coi là có năng

lực pháp luật kết hôn; trong khi tất cả những người trên 20 tuổi, trên nguyên tắc, đều có năng lực pháp luật kết hôn34. Đáng lý ra, luật phải quy định rằng tất cả các cá nhân đều có nhân thân pháp lý như nhau, chứ không phải năng lực pháp luật như nhau. sự tồn tại của nhân thân là cơ sở của việc xác lập năng lực pháp luật; còn năng lực pháp luật có được xác lập hay không, lại lệ thuộc vào việc cá nhân có hay không có đủ các điều kiện do pháp luật quy định để được huởng một quyền nào đó.

Cần nhấn mạnh rằng cả trong trường hợp cá nhân không có năng lực pháp luật hoặc trong trường hợp năng lực pháp luật bị tước bỏ đối với một hoặc nhiều quyền nào đó, thì nhân thân vẫn tồn tại một cách trọn vẹn; bởi nhân thân chỉ là thiên hướng, là tiềm năng có quyền chứ chưa phải là khả năng có quyền. Nói cách khác, nhân thân là điều kiện để có năng lực pháp

luật và điều kiện này được thiết lập như nhau đối với tất cả các cá nhân. Có lẽ, do muốn

đồng hoá hai khái niệm nhân thân và năng lực pháp luật mà các tác giả BLDS năm 2005 đã thừa nhận rằng năng lực pháp luật của các cá nhân là như nhau. Dẫu sao, tình trạng có những người không có năng lực pháp luật đối

với một quyền nào đó, trong khi những người khác lại có năng lực pháp luật đối với quyền đó lại cũng được ghi nhận trong chính BLDS, như ta đã biết.

Mặt khác, tình trạng mất năng lực pháp luật luôn luôn có tính chất cá biệt và chỉ được ghi nhận trong các trường hợp cụ thể trong các quan hệ cụ thể. Ví dụ, con có hành vi xâm phạm tính mạng của cha sẽ không có quyền hưởng di sản do cha để lại, áp dụng BLDS Điều 643; nhưng con trong trường hợp này vẫn duy trì năng lực pháp luật thừa kế đối với tất cả những người khác, đặc biệt là đối với mẹ của mình.

theo pháp luật hoặc theo di chúc (BLDS Điều 635); theo pháp luật hôn nhân và gia đình, con do người vợ có thai trong thờI kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 63 khoản 1). Các tiêu chí pháp lý của tình trạng "sinh ra và còn sống" chưa được xây dựng rõ ràng trong luật thực định Việt Nam. Theo Nghị định số 83-CP ngày 10/10/1998 Điều 20, nếu trẻ em sinh ra sống được 24 giờ trở lên rồi mới chết, thì cũng phải đăng ký khai sinh theo quy định của Nghị định này; nếu chết trước khi sinh hoặc sinh ra mà sống chưa được 24 giờ, thì không phải đăng ký khai sinh. Có thể từ quy định đó thừa nhận rằng chỉ có thể gọi là sinh ra còn sống, nếu trẻ sống được ít nhất 24 giờ. Các dấu hiệu pháp lý của sự sống hẳn cũng chính là các dấu hiệu sinh học của sự sống: hoạt động của tim, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn,…

Mặt khác, trong điều kiện luật không có quy định riêng, ta nói rằng việc chứng minh tình trạng "sinh rà và còn sống" được thực theo các quy định trong luật chung về chứng cứ, nghĩa là có thể bằng mọi phương tiện được pháp luật thừa nhận.

34 Nói "trên nguyên tắc", bởi theo Luật hôn nhân và gia đình hiện hành, người thành niên mà mất năng lực hành vi thì không có năng lực pháp luật kết hôn: xem Gia đình, nxb Trẻ TPHCM, 2002, số.

Nhân thân và năng lực hành vi. Theo BLDS Điều 17, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Nếu nhân thân là điều kiện để có năng lực pháp luật, thì năng lực pháp luật là điều kiện để có năng lực hành vi.

Năng lực hành vi có thể chưa có, chưa có đủ, bị mất hoặc bị hạn chế35, do tuổi tác, sức khoẻ, khả năng nhận thức hoặc do nhiễm thói hự, tật xấu dẫn đến sự suy đồi về nhân cách, phẩm hạnh.. Thế nhưng, trong bất kỳ trường hợp nào, nhân thân vẫn còn nguyên vẹn. Nói cách khác, nhân thân của cá nhân không bị ảnh hưởng bởi tính hoàn hảo hay không hoàn hảo của năng lực hành vi.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật dân sự Việt Nam Nguyễn Ngọc Điện (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)