Vật chính và vật phụ

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật dân sự Việt Nam Nguyễn Ngọc Điện (Trang 95)

Căn cứ vào tính chất, chức năng của tài sản, có thể chia tài sản thành vật chính và vật phụ.

Theo Điều 176 BLDS,

“ - Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.

- Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời khỏi vật chính.”

Từ nội dung điều luật, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Vật chính có thể nhận biết với đầy đủ đặc điểm về cấu tạo, tính năng mà không cần vật phụ. Chẳng hạn như: bàn, ghế, quần, áo...

- Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, mà thông thường làm tăng giá trị cho vật chính nhưng không hẳn là yếu tố không thể thiếu được của vật chính. Ví dụ: kính lọc của màn hình máy vi tính, lớïp hóa chất chống trầy, chống tia cực tím của tròng mắt kính.

- Vật phụ sẽ đảm nhận tư cách “phụ” khi được gắn với vật chính về mặt vật chất.

- Vật phụ, khi tách khỏi vật chính, có thể trở thành một tài sản độc lập và có công dụng đặc thù nhưng cũng có thể không hữu dụng cho chủ sở hữu.

giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”. Ta có giải pháp truyền thống của

luật Latinh: “ vật phụ cùng số phận của vật chính”. Như vậy,

- Khi vật chính được mua bán, tặng cho, trao đổi, di tặng, góp vốn vào công ty thì vật phụ cũng mặc nhiên đi theo, nếu không có thỏa thuận khác.

- Trong trường hợp một vật được gắn với một vật khác như là vật phụ của vật đó, thì vật mới được tạo thành thuộc về chủ sở hữu của vật chính. (Điều 236 BLDS)

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật dân sự Việt Nam Nguyễn Ngọc Điện (Trang 95)