2. Hộ tịch
2.2.1. Những người tham gia vào việc lập chứng thư hộ tịch
Người lập chứng thư hộ tịch. Người lập chứng thư hộ tịch là Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền đăng ký hộ tịch. Về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2007 quy định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ký giấy chứng nhận kết hôn, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi; Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/05 quy định Giám đốc Sở tư pháp có thẩm quyền ký chứng thư hộ tịch như giấy khai
27 Ví dụ, người đã từng đạt một thành tích thể thao dưới họ tên cũ tiếp tục được ghi nhận là người có thành tích đó, nhưng dướI một tên mới.
28 Trên thực tế, ở cấp tỉnh, chính Sở tư pháp là cơ quan trực tiếp đăng ký hộ tịch; còn UBND là cơ quan quyết định (dưới danh nghĩa cơ quan đăng ký hộ tịch) việc cho hay không cho đăng ký.
sinh, giấy chứng tử,…
Cán bộ Tư pháp hộ tịch chịu trách nhiệm soạn thảo chứng thư hộ tịch do Chủ tịch UBND cấp xã ký; cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm soạn thảo chứng thư hộ tịch do Chủ tịch UBND cấp huyện ký; cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp chịu trách nhiệm soạn thảo chứng thư hộ tịch do Chủ tịch UBND cấp tỉnh và Giám đốc Sở tư pháp ký, đồng thời giúp ủy ban nhân dân cấp tương ứng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong đăng ký và quản lý hộ tịch.
Người khai. Người khai là người đến cơ quan đăng ký hộ tịch để xác nhận với người lập chứng thư hộ tịch về việc xảy ra sự kiện cần được ghi nhận bằng chứng thư hộ tịch. Trong việc đăng ký kết hôn, người khai là những người kết hôn. Trong việc khai sinh và khai tử, người khai là người thân thích của người có tên trong chứng thư hộ tịch hoặc một cơ quan, tổ chức có trách nhiệm theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Người làm chứng. Vai trò của người làm chứng chỉ được ghi nhận trong thủ tục lập một vài loại chứng thư hộ tịch (Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/05).
- Làm chứng việc đăng ký khai sinh trong trường hợp trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế.
- Làm chứng việc khai tử cho người chết không rõ tung tích. Đối với người chết trên phương tiện giao thông, thì người chỉ huy hoặc điều khiển phương tiện giao thông phải lập biên bản xác nhận việc chết, có chữ ký của ít nhất hai người cùng đi trên phương tiện giao thông đó. Biên bản xác nhận việc chết thay cho Giấy báo tử. Đối với người chết tại nhà ở nơi cư trú, thì văn bản xác nhận việc chết của người làm chứng thay cho Giấy báo tử.
Người làm chứng phải có đủ các điều kiện quy định tại Ðiều 17 Nghị định đã dẫn, tức là phảphải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và biết rõ sự việc làm chứng. Người làm chứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của sự việc mà mình làm chứng.