Tính chất ngoại lệ của tình trạng không có năng lực hành vi

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật dân sự Việt Nam Nguyễn Ngọc Điện (Trang 53)

3. Các trường hợp đặc thù

1.2.Tính chất ngoại lệ của tình trạng không có năng lực hành vi

Trên nguyên tắc, mỗi người sinh ra đều có năng lực hành vi để giao tiếp, xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong cuộc sống dân sự. Thế nhưng, nguyên tắc này chỉ được áp dụng trong chừng mực chủ thể có khả năng chịu trách nhiệm về những hệ quả của hành vi do mình thực hiện. Khả năng chịu trách nhiệm, về phần mình, được lý giải bởi khả năng nhận thức của chủ thể về tính chất của giao dịch do mình xác lập, về tầm quan trọng của những hệ quả phát sinh từ giao dịch đó. Do những nguyên nhân khác nhau, không phải ai cũng có được khả năng nhận thức đó; bởi vậy, trong một số trường hợp đặc thù, nguyên tắc này phải bị gạt bỏ và thay vào đó, các ngoại lệ của nguyên tắc được thừa nhận.

Ngoại lệ do điều kiện tự nhiên. Các ngoại lệ do điều kiện tự nhiên bao gồm tình trạng hoàn toàn không có năng lực hành vi do chưa đủ 6 tuổi và tình trạng có năng lực hành vi không đầy đủ do chưa đủ 18 tuổi. Những người chưa đủ 18 tuổi được cho là chưa đủ chín mùi về thể chất để có thể nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tác động xã hội, pháp lý của hành vi do mình thực hiện. Sự suy đoán là không thể đảo ngược, nghĩa là không ai có thể nói khác đi.

Ngoại lệ do điều kiện tự nhiên được áp dụng mà không cần một thủ tục pháp lý nào: chừng nào đương sự chưa đạt đủ 18 tuổi, tình trạng chưa đủ năng lực hành vi được thiết lập một cách đương nhiên.

Ngoại lệ do quy định của pháp luật. Các ngoại lệ do quy định của pháp luật bao gồm tình trạng mất năng lực hành vi do không nhận thức được hành vi của mình và tình trạng hạn chế năng lực.

Khác với ngoại lệ do điều kiện tự nhiên, ngoại lệ do pháp luật quy định đòi hỏi sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong điều kiện đương sự đang được thừa nhận hoàn toàn có đủ năng lực hành vi, nhưng không xứnbg đáng với sự thừa nhận đó nữa, do những khiếm khuyết nghiêm trọng về thể chất hoặc về nhân cách. Bởi vậy:

- Người mắc bệnh gì đó mà không nhận thức được hành vi của mình vẫn là người có năng lực hành vi đầy đủ cho đến khi nào bị đặt trong tình trạng mất năng lực hành vi bằng một bản án của Toà án59. Tương tự, người thường xuyên có hành vi phá tán tài sản vẫn có năng lực hành vi đầy đủ và vẫn có quyền tự mình xác lập mọi giao dịch (bao gồm các giao dịch

58 Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, người nô lệ thực sự là người không có năng lực pháp luật tổng quát và không có tư cách chủ thể. Đó chỉ là một thứ tài sản của chủ nô.

Ở Pháp, có thời kỳ cá nhân có thể bị tuyên phạt “chết dân sự” (mort civile). Với hình phạt đó, cá nhân vẫn sống về phương diện vật chất, nhưng không còn được coi là tồn tại về mặt pháp lý. Đây thực sự là tình trạng mất năng lực pháp luật tổng quát. Hình phạt này đã bị huỷ bỏ từ năm 1954.

59 Do người này vẫn có năng lực hành vi đầy đủ mà trong trường hợp người cùng giao kết hợp đồng muốn vô hiệu hoá hợp đồng với lý do người này không nhận thức được hành vi của mình, thì chình người cùng giao kết phải chứng minh điều đó.

có tính chất phá tán) chừng nào chưa bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi bằng một bản án của Toà án.

- Người đã bị đặt trong tình trạng mất năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi bằng một bản án của Toà án sẽ ở trong tình trạng này, chừng nào bản án chưa được dỡ bỏ, ngay cả trong trường hợp đã khôi phục hoàn toàn khả năng nhận thức của mình hoặc đã chấm dứt hoàn toàn các hoạt động mang tính chất phá tán tài sản.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật dân sự Việt Nam Nguyễn Ngọc Điện (Trang 53)