1. Ðại diện cho người chưa thành niên
1.1.1.1. Người giám hộ
Điều kiện về nhân thân. Theo BLDS Điều 60, cá nhân có đủ các điều kiện sau đây thì có thể làm người giám hộ: đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; có tư cách đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc là người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác63; có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ (Ðiều 69)64.
Luật không có quy định gì về điều kiện đặt ra đối với tổ chức làm giám hộ; tuy nhiên, đó nhất
62 Giữa người giám hộ và người cử giám hộ cũng không thể có một thoả thuận về việc trả thù lao cho công tác giám hộ; bởi, suy cho cùng, người cử giám hộ không có quyền định đoạt tài sản của người được giám hộ dưới hình thức dùng tài sản ấy trả thù lao cho người giám hộ.
63 Đáng lý ra, nên cấm làm người giám hộ, một cách tổng quát, đối với người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị phạt tù mà chưa được xoá án, bất kể về tội gì. Suy cho cùng, người giám hộ phải trong sạch về mặt tư pháp thì mới xứng đáng đảm nhận tư cách đó: về mặt đạo lý, liệu một người phạm tội buôn lậu có thể được cử làm giám hộ ?
64 Điều kiện cần thiết, dù luật không nói rõ, có lẽ là điều kiện về tài sản. Thực khó hình dung một người không có khả năng thanh toán nợ nần của bản thân lại đi quản lý tài sản của người khác.
thiết phải là một tổ chức có thiên hướng hoạt động xã hội, chẳng hạn, Hội liên hiệp phụ nữ, Uỷ ban bảo vệ-chăm sóc trẻ em,…;
Một người có thể làm giám hộ cho nhiều người chưa thành niên. Trái lại, một người chưa thành niên chỉ có thể được một người giám hộ trừ trường hợp giám hộ là ông, bà (Điều 58 khoản 4)65.
Giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử. Luật phân biệt người giám hộ đương nhiên và người giám hộ được cử. Việc cử giám hộ chỉ được tiến hành trong trường hợp không có giám hộ đương nhiên
Giám hộ đương nhiên được pháp luật chỉ định theo thứ tự ghi nhận tại BLDS Điều 61. Cụ thể, nếu người chưa thành niên có anh, chị đã thành niên, thì anh, chị cả là giám hộ đương nhiên; nếu anh, chị cả không đủ điều kiện để làm người giám hộ, thì anh, chị tiếp theo là giám hộ đương nhiên; nếu không có anh, chị hoặc anh, chị không đủ điều kiện làm người giám hộ, thì ông, bà nội, ông bà ngoại là giám hộ đương nhiên;
Nếu không có giám hộ đương nhiên, thì những người thân thích của đương sự cử một người trong số họ làm người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích đủ điều kiện làm người giám hộ, thì họ có thể cử một người khác làm người giám hộ; nếu những người thân thích không cử được người giám hộ, thì UBND xã, phường, thị trấn (nơi người được giám hộ cư trú) có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ66. Luật không có quy định gì về thể thức cử người giám hộ: có thể chỉ cần một trong những người thân thích đề ra sáng kiến, người được cử theo sáng kiến đó đồng ý, là xong. Cần nhấn mạnh rằng ngay cả trong trường hợp giám hộ đương nhiên, thì việc giám hộ chỉ có giá trị một khi người giám hộ đồng ý nhận nhiệm vụ giám hộ67. Song, có thể thừa nhận rằng sự đồng ý của người giám hộ đương nhiên có thể được ghi nhận bằng một hành vi cụ thể chứ không nhất thiết bằng sự bày tỏ ý chí rành mạch. Luật, về phần mình, chỉ quy định điều kiện thủ tục đối với giám hộ được cử.
Điều kiện thủ tục. Giám hộ đương nhiên, do bản chất, được thiết lập một khi các điều kiện nội dung có đủ; người giám hộ đương nhiên không cần có văn bản, cũng không phải đăng ký tư cách giám hộ của mình.
Trong các trường hợp không có giám hộ đương nhiên, việc cử người giám hộ phải được ghi nhận bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ, tình trạng tài sản của người này (Điều 64 khoán 1).
Luật không nói rõ ai là người phải lập văn bản và nội dung của văn bản phải như thế nào mới coi là hợp lệ. Tuy nhiên, trong logic của sự việc, chính người cử người giám hộ phải tỏ ra mẫn cán trong việc này. Vả lại, do luật đòi hỏi việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người này, hẳn sự đồng ý đó cũng phải được ghi nhận trong văn bản cử người giám hộ. Luật cũng không đòi hỏi văn bản cử người giám hộ phải được đăng ký. Thế nhưng, theo Nghị định số 158 ngày 27/12/2005 của Chính Phủ Điều 30, thì việc giám hộ phải được đăng ký tại UBND xã nơi cư trú của người giám hộ hoặc nơi có trụ sở của cơ quan, tổ chức đảm nhận giám hộ. Điều khó hiểu là Nghị định chỉ đề cập trường hợp giám hộ được cử và không nói gì đến việc đăng ký giám hộ đương nhiên.
Cũng theo Điều 30 Nghị định, người được cử làm giám hộ phải nộp giấy cử giám hộ. Trên thực tế, UBND còn yêu cầu các giấy tờ khác như CMND, khai sinh, hộ khẩu,… Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc giám hộ đủ điều kiện theo quy
65 Ở nhiều nước, luật cho phép chỉ định nhiều người giám hộ cho một người.
66 Trước đây BLDS năm 1995 quy định rằng nếu không có người giám hộ đương nhiên thì UBND xã (phường, thị trấn) nơi người được giám hộ cư trú ĩphối hợp với các tổ chức xã hội tại cơ sở cử người giám hộ hoặc đề nghị tổ chức từ thiện đảm nhận việc giám hộ; nếu vẫn không cử được người giám hộ theo cách đó, thì UBND xã, phường, thị trấn đề nghị cơ quan lao động, thương binh và xã hội nơi cư trú của người được giám hộ đảm nhận trách nhiệm giám hộ. Các quy định chi tiết này đã không được người làm luật năm 2005 lấy lại.
67 Thực ra, luật chỉ đòi hỏi sự đồng ý của người giám hộ trong trường hợp giám hộ được cử (BLDS Điều 64 khoản 2). Tuy nhiên, trong điều kiện giám hộ là một công tác được thực hiện vì lợi ích của một người khác, sự đồng ý, tự nguyện của người giám hộ là cần thiết cho việc bảo đảm chất lượng của công tác đó
định của pháp luật, thì UBND đăng ký việc giám hộ. Trường hợp cần xác minh thời hạn này được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
Khi đăng ký việc giám hộ, người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ phải có mặt. Cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký giám hộ và quyết định công nhận việc giám hộ. Chủ tịch UNBD ký và cấp cho người giám hộ và người cử giám hộ mỗi bên một bản chính quyết định công nhận việc giám hộ. Bản sao quyết định công nhận việc giám hộ được cấp theo yêu cầu của người giám hộ và người cử giám hộ.
Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, thì người cử giám hộ phải lập danh mục tài sản và ghi rõ tình trạng của tài sản đó, có chữ ký của người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ. Danh mục tài sản được lập thành 3 bản, giao cho người cử giám hộ, người được cử làm giám hộ, và để lưu tại UBND.
Thực ra, không ai hiểu tại sao giám hộ đương nhiên thì không phải đăng ký, còn giám hộ được cử thì phải đăng ký theo một thủ tục khá rườm rà. Đặc biệt, trong trường hợp giám hộ đương nhiên đối với người có tài sản thì vấn đề lập danh mục tài sản của người được giám hộ không được đặt ra.
Vả lại, cả giám hộ đương nhiên và và giám hộ được cử đều có người giám sát việc giám hộ. Thế mà việc giám sát việc giám hộ lại không phải đăng ký, cả trong trường hợp việc giám hộ phải đăng ký. Kỳ lạ hơn nữa, là trong trường hợp người thân thích không cử được người giám sát việc giám hộ, thì UBND có trách nhiệm cử người giám sát: UBND làm thế nào cử người giám sát đối với người giám hộ đương nhiên, trong điều kiện giám hộ đương nhiên không đăng ký ? Cuối cùng, trong trường hợp UBND cử người giám sát, thì thủ tục cử người ra sao, Nghị định số 152 không nói rõ.
Có vẻ như người làm luật gặp khá nhiều lúng túng khi tìm cách hoàn thiện chế định dù không phải là mới, nhưng ít được áp dụng trong thực tiễn, như chế định giám hộ này.