KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường trung học phổ thông huyện Đơn Dương - Lâm Đồng (Trang 106)

- Thường xuyên 21 70 Yếu

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Giáo dục là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sự phát triển của xã hội và con người. Đánh giá vai trò của giáo dục trong thời đại mới, Đảng ta nhấn mạnh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng tạo sự chuyển biến toàn diện trong phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo”.

Về công tác QLGD, các Nghị quyết của Đảng đều nhắc tới sự yếu kém, chậm đổi mới, trình độ quản lý chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển khi nền kinh tế đang chuyển dần theo hướng toàn cầu hóa.. Đây là những thách thức không nhỏ đối với ngành giáo dục hiện nay.

Quản lý nhà trường chính là QLGD ở cấp độ vi mô. Đó là sự quản lý toàn diện mọi hoạt động trong nhà trường, bao gồm QL quá trình dạy học, giáo dục, tài chính, CSVC, nhân lực và môi trường giáo dục, cùng phối hợp với các lực lượng giáo dục khác thực hiện mục tiêu giáo dục. Trong đó, QL quá trình dạy học nắm vai trò trọng yếu, đặc trưng của nhà trường nhằm đưa nhà trường đạt được hiệu quả giáo dục với chất lượng cao nhất, đáp ứng yêu cầu xã hội phát triển nhân cách HS một cách toàn diện, đào tạo ra những công dân hữu ích.

Tiếng Anh là một trong những môn học cơ bản nhất ở trường THPT. Quản lý hoạt động dạy tiếng Anh ở trường THPT gồm có QL mục tiêu và nội dung dạy học, QL thực hiện chương trình dạy học, QL việc sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học đặc thù bộ môn, QL sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học tiếng Anh, QL công tác kiểm tra đánh giá và định hướng tổ chức môi trường dạy học tiếng Anh cho HS có thêm cơ hội sử dụng tiếng Anh với tư cách là công cụ giao tiếp. Quản lý hoạt động học tiếng Anh của HS gồm có định hướng phương pháp học tập bộ môn, QL hoạt động học tập trên lớp, quán triệt tinh thần học tập tích cực dần hướng đến sự tự học của HS.

Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục đã và đang cố gắng từng bước đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học theo xu hướng dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm. Một trong những nội dung đó là dự án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 -

2020” với mục tiêu đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống

giáo dục quốc dân, nhằm bồi dưỡng năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực trong trong giao tiếp, học tập và làm việc, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.2. Hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THPT huyện Đơn Dương -Lâm Đồng trong những năm qua, đặc biệt là từ lúc áp dụng chương trình thay SGK THPT năm học 2006 - 2007, có những chuyển biến đáng kể. Chất lượng dạy học tiếng Anh mà thể hiện ở kết quả thi tốt nghiệp THPT ngày càng được nâng cao, nổi bật trong đó có trường THPT Lạc Nghiệp và THPT Đơn Dương. Điều đó đã chứng tỏ rằng, công tác QL hoạt động dạy học tiếng Anh của hiệu trưởng ở các trường THPT trong huyện đạt được những hiệu quả nhất định.

Bên cạnh đó, vẫn còn những yếu kém, tồn tại mà hiệu trưởng cần khắc phục. Nổi cộm là CSVC và thiết bị phục vụ dạy học tiếng Anh chưa đầy đủ, công tác QL kế hoạch dạy học của GV chưa được sâu sát, chưa định hướng cho HS chọn môn tiếng Anh làm môn học tự chọn. Đơn Dương là huyện nghèo, môi trường rèn luyện kỹ năng nghe nói cho học sinh rất hạn chế nhưng hiệu trưởng cũng chưa chú ý tạo môi trường rèn luyện cho các em. Ngoài ra, việc chỉ đạo ứng dụng CNTT trong dạy học và QL hoạt động học tiếng Anh của HS bằng các phần mềm quản lý cũng chưa được các hiệu trưởng chú ý.

1.3. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THPT huyện Đơn Dương - Lâm Đồng và trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông môn tiếng Anh, chúng tôi đã bổ sung và hoàn thiện các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THPT huyện Đơn Dương - Lâm Đồng nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học bộ môn này và đạt được mục tiêu đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục

quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” của Chính phủ. Để thực hiện được mục tiêu

“đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng

ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc

trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn

này (như đã nêu ở mục 3.1), trong đó tập trung giải quyết những vấn đề có tính chất quyết định đối với việc nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh THPT như việc phát triển đội ngũ và nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên, việc quản lý hoạt động học tập tiếng Anh nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh, bổ sung cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy học tiếng Anh, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh THPT.

Qua khảo nghiệm ở các trường THPT huyện Đơn Dương, kết quả nhận được cho thấy năm biện pháp quản lý trên có tính cần thiết và tính khả thi, có thể góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trong huyện.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường trung học phổ thông huyện Đơn Dương - Lâm Đồng (Trang 106)