Quản lý nội dung đề kiểm tra 107 3.5 79 105 3 51 Sử dụng hệ số tương quan Spiếc-man để so sánh mức độ nhận thức và

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường trung học phổ thông huyện Đơn Dương - Lâm Đồng (Trang 104 - 106)

- Thường xuyên 21 70 Yếu

bQuản lý nội dung đề kiểm tra 107 3.5 79 105 3 51 Sử dụng hệ số tương quan Spiếc-man để so sánh mức độ nhận thức và

Sử dụng hệ số tương quan Spiếc-man để so sánh mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các biện pháp dạy học tiếng Anh, kết quả như sau:

Công thức : r = 1 - ) 1 ( 6 2 2 − ∑ N N D

Kết quả nhận được r = 0,81 cho phép kết luận rằng giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất là tương quan thuận và chặt chẽ, có nghĩa là các biện pháp đó là cấp thiết để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học môn tiếng Anh ở các trường THPT huyện Đơn Dương - Lâm Đồng và có khả năng thực thi.

Biểu đồ 3.1 : Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THPT huyện Đơn

Dương - Lâm Đồng Tiểu kết chương 3:

Xuất phát từ thực tiễn hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THPT huyện Đơn Dương - Lâm Đồng và trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông môn tiếng Anh, chúng tôi đã bổ sung và hoàn thiện các biện pháp quản lý nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học bộ môn này và đạt được mục tiêu đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc

dân giai đoạn 2008 - 2020” của Chính phủ. Để thực hiện được mục tiêu “đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, chúng tôi đã đề xuất năm biện pháp quản lý sau:

- Biện pháp 1: Phát triển đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu của đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” của

Chính phủ.

- Biện pháp 2: Nâng cao kỹ năng chuyên môn và năng lực sư phạm của GV - Biện pháp 3: Quản lý hoạt động học tập môn tiếng Anh nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho HS THPT

- Biện pháp 4: Đổi mới quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếng Anh trong nhà trường THPT

- Biện pháp 5: Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học tiếng Anh THPT

Qua khảo nghiệm ở các trường THPT huyện Đơn Dương, kết quả nhận được cho thấy năm biện pháp quản lý trên có tính cần thiết và tính khả thi, có thể góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trong huyện.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường trung học phổ thông huyện Đơn Dương - Lâm Đồng (Trang 104 - 106)