Quản lý hoạt động học tập môn tiếng Anh nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường trung học phổ thông huyện Đơn Dương - Lâm Đồng (Trang 88 - 93)

- Thường xuyên 21 70 Yếu

07 Giám sát GV trong quá trình đôn đốc, kiểm tra việc

3.1.3. Quản lý hoạt động học tập môn tiếng Anh nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh THPT

lực giao tiếp cho học sinh THPT

3.1.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Quản lý hoạt động học tập bộ môn tiếng Anh của học sinh THPT chính là giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập bộ môn tiếng Anh cho HS, làm thay đổi một cách tích cực công tác quản lý hoạt động học tập môn tiếng Anh, giúp xác định được nhu cầu học tập tiếng Anh và có phương pháp học tập tiếng Anh một cách đúng đắn, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, góp phần thiết thực vào việc nâng cao năng lực giao tiếp của học sinh, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn tiếng Anh trong nhà trường THPT.

3.1.3.2. Nội dung của biện pháp

- Giáo dục thái độ học tập, tạo động cơ học tập môn tiếng Anh cho HS. - Xây dựng phương pháp học tập phù hợp với bộ môn tiếng Anh, từng bước hình thành việc tự học của HS.

- Quản lý hoạt động học tập của HS trên lớp nhằm lôi cuốn các em tham gia tích cực vào các hoạt động học tập.

- Quản lý hoạt động tự học tiếng Anh của HS.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

a. Giáo dục thái độ học tập, tạo động cơ học tập tiếng Anh cho học sinh.

Nhiều công trình nghiên cứu về học ngoại ngữ cho thấy, bất kỳ ai muốn học tốt ngoại ngữ phải có ba điều kiện cơ bản. Thứ nhất, tiếp xúc với đầu vào bằng khẩu ngữ và bút ngữ phong phú nhưng có thể hiểu được. Thứ hai, sử dụng ngôn ngữ để thực hiện các nhiệm vụ. Thứ ba, có động cơ nghe, nói, đọc, viết ngoại ngữ. Trong đó, động cơ là điều kiện cơ bản và tiên quyết nhất. Một HS có động cơ học ngoại ngữ bao nhiêu thì sẽ có kết quả học tập ngoại ngữ bấy nhiêu. Động cơ sẽ tạo cho HS sự tự tin trong giao tiếp bằng ngoại ngữ, từ đó kết quả học tập ngoại ngữ sẽ được nâng lên. Vì vậy, trong quá trình dạy học tiếng Anh ở trường THPT, GV phải từng bước tạo động cơ học tập tiếng Anh cho các em. Việc tạo động cơ có thể được thực hiện từng bước như sau:

- Chia sẻ với HS những tiện ích của ngoại ngữ trong đời sống, đặc biệt là vai trò của ngoại ngữ trước xu thế hội nhập để các em thấy được tầm quan trọng của ngoại ngữ trong cuộc sống sau này của các em cũng như nâng cao tinh thần tự tôn dân tộc khi nhiều người nước ngoài đến Việt Nam.

- Tạo sự tự tin sử dụng ngoại ngữ cho HS bằng những việc làm đơn giản như hỏi đáp về nhà ở, số điện thoại… ngay từ ban đầu tiết học. Đó chính là việc thực hiện hoạt động “Khởi động” (Warm-up) trong tiết dạy tiếng Anh.

- Khen, khuyến khích và cổ vũ các em khi các em mạnh dạn giao tiếp, trao đổi thông tin bằng tiếng Anh với các HS khác trong lớp, đồng thời phải hạn chế việc chữa lỗi không cần thiết.

- Khuyến khích HS trao đổi, giao tiếp bằng ngoại ngữ ở môi trường bên ngoài lớp học như viết email cho bạn, chơi computer games,….

Vì động cơ có vai trò quan trọng trong dạy học tiếng Anh, hiệu trưởng cần phải quán triệt cho GV tiếng Anh một số nội dung sau:

- Quán triệt GV tiếng Anh thực hiện đúng quy trình 3 bước lên lớp đối với bộ môn tiếng Anh, trong đó không thể bỏ qua bước khởi động (warm-up) nhằm tạo động cơ học tập bộ môn tiếng Anh cho HS.

- Khơi dậy ở các em lòng tự hào dân tộc, từ đó phát huy nội lực, tự giác, chuyên cần trong học tập môn tiếng Anh.

- Chỉ đạo GV chủ nhiệm cải tiến nội dung sinh hoạt lớp, lồng ghép trong tiết HĐNGLL những buổi nói chuyện về vai trò của tiếng Anh trong đời sống và phương pháp học tập môn tiếng Anh.

b. Xây dựng phương pháp học tập phù hợp với bộ môn tiếng Anh, từng bước hình thành việc tự học của học sinh.

- Thực tế hoạt động dạy học cho thấy, phương pháp dạy học của người thầy ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp học tập của trò. Chính vì vậy, muốn thay đổi phương pháp học tập của HS, điều đầu tiên là phải mạnh dạn thay đổi nội dung dạy học và phương pháp dạy của GV. Đối với bộ môn tiếng Anh, GV phải hướng dẫn phương pháp học tập cụ thể để HS có thể tự bồi dưỡng các kỹ năng giao tiếp của mình. Trên quan điểm “GV là người hướng dẫn chứ không làm thay HS”, GV trong quá trình thiết kế bài dạy cần có phương án giao những nhiệm vụ mà HS phải thực hiện ở trên lớp và ở nhà nhằm phát triển từng kỹ năng theo yêu cầu, các câu hỏi mang tính tư duy để HS có thể tự tìm hiểu, hướng HS tự nghiên cứu vấn đề.

Để HS có thể có phương pháp học tập tốt bộ môn tiếng Anh, hiệu trưởng cần định hướng GV tiếng Anh thực hiện một số yêu cầu sau:

- Định hướng phương pháp học tập bộ môn tiếng Anh, tạo nên phong cách học tập đặc thù của mỗi HS.

- Tổ chức các buổi hội thảo về phương pháp học tập bộ môn, đồng thời hướng dẫn HS tạo lập các nhóm học tập.

- Xây dựng động lực cho HS tự học bằng sự kích thích, khen thưởng động viên kịp thời.

- Hướng dẫn HS sử dụng thời gian có mục tiêu cùng những thủ thuật rèn luyện các kỹ năng, rèn luyện trí nhớ nâng cao vốn từ vựng.

- Bố trí thời gian để mỗi HS có cơ hội giao tiếp bằng tiếng Anh với GV.

c. Quản lý hoạt động học tập của học sinh trên lớp nhằm lôi cuốn các em tham gia tích cực vào các hoạt động học tập

Việc xây dựng nền nếp dạy học đúng đắn cho HS có vai trò quan trọng, là tiền đề mang lại thành công cho tiết dạy trên lớp. Một nhà trường có trật tự, có

kỷ cương, có không khí lành mạnh, dân chủ đúng với tinh thần cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì chất lượng dạy học chắc chắn sẽ được nâng lên.

Đối với môn tiếng Anh, nền nếp học tập thể hiện ở một số đặc điểm sau: - Tính tổ chức và kỷ luật cao. Hoạt động học tiếng Anh luôn mang không khí ồn ào vì sự luyện tập nghe nói của HS. Nếu hoạt động dạy học không có kỷ luật, không có sự tổ chức tốt của GV thì chắc chắn việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp không đạt hiệu quả mong muốn và còn ảnh hưởng đến các lớp khác.

- Tính tự giác, tinh thần trách nhiệm của mỗi HS và cộng đồng trách nhiệm. Việc học ngoại ngữ mang những nét đặc thù riêng, đó là mỗi HS phải có động cơ được giao tiếp bằng ngoại ngữ. Vì vậy, để quá trình học ngoại ngữ đạt hiệu quả, mỗi HS phải có tinh thần tự giác và trách nhiệm học tập, thể hiện ở sự chấp hành theo hướng dẫn của GV và tự giác hoàn thành những bài tập được giao.

Để hoạt động học tập của HS trên lớp đạt hiệu quả tối ưu, hiệu trưởng cần chú ý thực hiện một số nội dung sau:

- Chỉ đạo bộ phận Đoàn - Hội phối kết hợp với GV chủ nhiệm quản lý chặt chẽ việc thực hiện chuyên cần của HS. Thông báo ngay với phụ huynh HS những trường hợp vắng học, nghỉ học không phép để có sự phối hợp xử lý kịp thời nhằm hạn chế tối đa sự hỏng kiến thức của HS.

- Triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, song không bỏ qua việc chấn chỉnh kỷ cương trong hoạt động dạy học của nhà trường.

- Chỉ đạo GV tiếng Anh triển khai cho HS phương pháp, hình thức học tập bộ môn nhằm giúp các em biết chủ động, tự tạo điều kiện cho bản thân luyện tâp các kỹ năng ngôn ngữ ở trên lớp và thời gian tự học ở nhà.

- Phát huy những nhân tố tích cực trong việc học tập ngoại ngữ, làm tấm gương cho học sinh khác noi theo.

- Quan tâm xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường sạch đẹp, xây dựng và bảo tồn truyền thống của nhà trường.

- Giám sát việc thực hiện nền nếp của GV và HS qua các hoạt động ở lớp, qua hồ sơ giáo án. Đưa nội dung việc thực hiện kỷ cương nền nếp vào phong trào thi đua hai tốt của nhà trường.

d. Đổi mới quản lý hoạt động học tự chọn bộ môn tiếng Anh của học sinh.

Dạy học tự chọn là một hình thức phân hóa trong dạy học trong nhà trường, trong đó HS có thể lựa chọn những nội dung học tập phù hợp với năng lực, nguyện vọng và điều kiện của mình nhất nhằm phát huy những năng lực sẵn có để định hướng nghề nghiệp tương lai.

Việc áp dụng dạy học tự chọn trong chương trình giáo dục THPT được thực hiện từ năm học 2006 - 2007 với thời lượng học tập như sau:

TT Ban Số tiết tự chọn / tuần Số môn tự chọn

01 KHTN 1 3

02 KHXH-NV 1 3

03 Cơ bản 3.5 3

Từ chủ trương chung của Ngành, để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học môn tiếng Anh, hiệu trưởng cần phải thực hiện một số công việc sau:

- Căn cứ vào điều kiện hiện có của nhà trường về CSVC và đội ngũ GV tiếng Anh, hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch dạy học tự chọn và tổ chức tốt hoạt động dạy học tự chọn trong nhà trường.

- Tuyên truyền cho GV, HS và phụ huynh HS về xu hướng dạy học tự chọn và định hướng cho HS chọn môn tiếng Anh làm môn học tự chọn.

- Tuyển chọn những GV có kinh nghiệm, có nhiệt huyết với nghề thực hiện hoạt động dạy học tự chọn tiếng Anh.

- Quản lý chặt chẽ hoạt động dạy học tự chọn tiếng Anh nhằm có những điều chỉnh kịp thời.

3.1.3.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Nhà trường phải hoàn thiện đội ngũ QL các bộ phận đoàn thể và có sự phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng trong việc quản lý HS.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường trung học phổ thông huyện Đơn Dương - Lâm Đồng (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w