Cách thức thực hiện

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường trung học phổ thông huyện Đơn Dương - Lâm Đồng (Trang 73 - 77)

- Thường xuyên 21 70 Yếu

3.1.1.3.Cách thức thực hiện

07 Giám sát GV trong quá trình đôn đốc, kiểm tra việc

3.1.1.3.Cách thức thực hiện

a. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng GV tiếng Anh THPT

GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Thường xuyên tổ chức, xây dựng và củng cố đội ngũ GV, cán bộ nhân viên làm công tác phục vụ dạy học trong trường là tạo động lực thúc đẩy hoạt động dạy học, là tiền đề và điều kiện tiên quyết để tiến hành hoạt động dạy học và nâng cao kết quả học tập của HS.

Do vậy, việc tuyển chọn, tổ chức, xây dựng đội ngũ GV, cán bộ nhân viên làm công tác phục vụ dạy học nhằm theo kịp quy mô, tốc độ phát triển của cấp học, đồng thời đáp ứng được yêu cầu về chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng học tập của HS là việc làm cần thiết.

Để đảm bảo chất lượng dạy học tiếng Anh, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa, nhất thiết phải có đội ngũ GV tiếng Anh có trình độ từ chuẩn trở lên, ưu tiên cho GV có trình độ trên chuẩn và có kinh nghiệm giảng dạy, có chuyên môn vững vàng, đủ kiến thức và năng lực sư phạm. Ngoài ra, theo chương trình dạy học tiếng Anh THPT hiện nay, với 6 chủ điểm bao gồm văn hóa, ngôn ngữ, thể thao, môi trường, con người, GV tiếng Anh THPT còn phải thông hiểu các kiến thức xã hội. Chính vì vậy, việc tuyển dụng GV tiếng Anh cho nhà trường THPT hiện nay không thể theo phương thức cũ mà cần phải đổi mới. Từ năm học 2008 -2009, Sở Giáo dục & Đào tạo Lâm Đồng chính thức giao quyền tự chủ về tuyển dụng GV cho các trường tự thực hiện và báo cáo quá trình cũng như kết quả tuyển dụng cho Sở thẩm định lại. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các trường THPT trong việc tuyển chọn được GV đáp ứng đủ yêu cầu dạy học của nhà trường. Vì thế, để đảm bảo tuyển chọn được những GV đủ yêu cầu, ngay từ đầu học kỳ 2 của mỗi năm học, nhà trường phải căn cứ chiến lược và kế hoạch phát triển giáo dục của nhà trường để lên kế hoạch tuyển dụng năm tiếp theo. Ngoài ra, không nên sử dụng một hình thức tuyển dụng xét tuyển hoặc thi tuyển mà phải kết hợp cả hai, trong đó bắt buộc phải kiểm tra năng lực sư phạm của GV thông qua việc dạy mẫu hoặc thao giảng.

b. Phân công chuyên môn và sử dụng đội ngũ giảng dạy tiếng Anh

Phân công lao động tối ưu, sắp xếp nhân lực đúng người, đúng việc sẽ dẫn tới công việc của trường đạt hiệu quả tốt, cán bộ GV phát huy năng lực, sở trường của mình trong công tác, chất lượng công tác được đảm bảo. Người hiệu trưởng phải điều hòa giữa yêu cầu chung của nhiệm vụ và mong muốn của từng người trong phân công lao động. Sự phân công lao động không chỉ đơn thuần là việc tính khối lượng giờ dạy, buổi dạy, công tác kiêm nhiệm của mỗi người GV theo nghĩa vụ của họ mà phải xét đến nhiều yếu tố, khả năng hoàn thành công

việc, khả năng liên kết hỗ trợ, giúp đỡ, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo HS yếu kém, nguyện vọng cá nhân, đề xuất của tổ, nhóm, GV chủ nhiệm...

Hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường chỉ có kết quả cao khi người quản lý biết huy động sự tham gia đồng bộ, nhịp nhàng, ăn khớp của các tổ chức, các bộ phận trong nhà trường.

Phân công chuyên môn và sử dụng GV tiếng Anh trong hoạt động dạy học ở trường THTP phải nhằm mục đích sử dụng đúng người đúng việc, hơn nữa, việc phân công nhiệm vụ cho GV phải đảm bảo phát huy hết năng lực hiện có của mỗi GV và định hướng xu hướng phát triển cho họ.

Phân công chuyên môn phải căn cứ vào các điều kiện sau: - Lực lượng giáo viên tiếng Anh hiện có của nhà trường. - Quy mô trường lớp và định mức lao động theo quy định. - Trình độ và kinh nghiệm dạy học của các giáo viên đó. - Sự khác biệt về trình độ học sinh ở mỗi lớp.

- Hoàn cảnh và điều kiện hiện có của giáo viên. - Năng lực phát triển của mỗi giáo viên.

Phân công chuyên môn cho GV phải đảm bảo tính công bằng, tránh tình trạng cào bằng trình độ và năng lực GV. Cơ sở cho việc phân công chuyên môn là kết quả phân loại trình độ GV năm liền kề.

Phân công chuyên môn và sử dụng đội ngũ GV tiếng Anh phải đặc biệt phải chú ý đến đối tượng GV trẻ, những người tích cực, ham hiểu biết về CNTT và sẵn sàng tham gia bất cứ công việc nào của nhà trường. Mặt khác, đối với GV mới nhiệm sở, việc phân công nhiệm vụ cũng như gắn kết tinh thần trách nhiệm cho họ sẽ tạo thành thói quen trong sinh hoạt và kỷ cương lao động của nhà trường, tạo nên nét đặc thù đội ngũ riêng của nhà trường.

c. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên tiếng Anh

Để phát triển đội ngũ đáp ứng được mục tiêu dạy học tiếng Anh trong giai đoạn 2008 - 2020, nhất thiết hiệu trưởng phải chú ý đến công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ. Phải tạo được một đội ngũ có trình độ chuyên môn vững vàng, đáp ứng được yêu cầu phát triển chung của giáo dục đào tạo,

đồng thời phải nâng cao được vị thế và uy tín của GV đối với xã hội, là tấm gương cho HS noi theo.

Kế hoạch bồi dưỡng GV tiếng Anh phải thực hiện theo hai hình thức là dài hạn và ngắn hạn.

Đối với kế hoạch ngắn hạn, từ đầu mỗi năm học, hiệu trưởng phải lên nội dung, quy trình bồi dưỡng. Kế hoạch ngắn hạn thường bao gồm các nội dung nâng cao kiến thức chung, năng lực sư phạm, các phương pháp dạy học tích cực, chương trình thay SGK , ứng dụng CNTT trong dạy học... Sau khi có kết quả phân loại GV ở năm học trước, hiệu trưởng phân loại, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của mỗi đối tượng, từ đó xác định các nội dung bồi dưỡng phù hợp. Việc bồi dưỡng ngắn hạn trong nhà trường phải tránh sự trùng lặp, hình thức. Tiến trình bồi dưỡng phải theo các bước sau:

- Xác định đối tượng bồi dưỡng.

- Dự kiến các nội dung, thời gian bồi dưỡng. - Phối hợp với cấp trên để mời báo cáo viên. - Dự kiến các nguồn kinh phí thực hiện.

- Lập quy định về các chế độ thi đua khen thưởng trong công tác bồi dưỡng. Đối với kế hoạch dài hạn, từ năm học 2008 - 2009, Sở Giáo dục & Đào tạo đã giao quyền tự chủ ngân sách cho các trường. Vì vậy, hiệu trưởng cần tính toán hợp lý và dành một khoản ngân sách cho việc nâng chuẩn trình độ GV. Hiệu trưởng cần phải có những sát hạch cụ thể, tránh thiên vị, bất công và thực hiện đại trà trong việc tuyển GV tiếng Anh học tập nâng cao trình độ. Nhiều năm qua, không riêng trong địa bàn Đơn Dương mà tình hình chung trong tỉnh Lâm Đồng là GV tiếng Anh sau khi được học sau đại học đều không quay về đơn vị cũ mà ở lại thành phố Hồ Chí Minh. Rút kinh nghiệm đó, hiệu trưởng khi chọn GV đi học tập nâng cao trình độ phải chọn những người có tâm huyết với nhà trường, phải viết cam kết công tác tại trường sau khi hoàn thành khóa học. Trong quá trình tuyển chọn, hiệu trưởng phải lưu ý các yêu cầu sau:

- GV được chọn phải qua thi GV giỏi cấp cơ sở và có xu hướng phát triển. - Có sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp hữu ích đã được thẩm định.

- Được hội đồng liên tịch nhà trường thống nhất.

- GV được tuyển chọn sẵn sàng cam kết sẽ tiếp tục công tác tại trường sau khi hoàn thành khóa học.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường trung học phổ thông huyện Đơn Dương - Lâm Đồng (Trang 73 - 77)