Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học tiếng Anh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường trung học phổ thông huyện Đơn Dương - Lâm Đồng (Trang 94)

- Thường xuyên 21 70 Yếu

3.1.5.Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học tiếng Anh

07 Giám sát GV trong quá trình đôn đốc, kiểm tra việc

3.1.5.Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học tiếng Anh

Lab), trong đó trang bị đủ các phương tiện hỗ trợ luyện tập kỹ năng giao tiếp cho HS như tai nghe, máy chiếu đa vật thể, máy phát, máy thu âm, máy vi tính...

- Huy động tối đa các nguồn lực của cộng đồng, tranh thủ sự đóng góp, ủng hộ cho nhà trường về nhiều mặt, đặc biệt là xây dựng CSVC, trang thiết bị.

3.1.4.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng phải có nhận thức rõ ràng về vai trò và tầm quan trọng của các phương tiện hỗ trợ dạy học đối với bộ môn tiếng Anh.

- Kế hoạch xây dựng và hoàn thiện CSVC trong nhà trường phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.

- Hiệu trưởng phải QL và sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích nguồn tài chính đã huy động được, không đầu tư dàn trải, tập trung đầu tư từng mục theo kế hoạch, mua sắm trang thiết bị phải có chọn lọc để phục vụ tốt cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học.

3.1.5. Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá hoạt độngdạy học tiếng Anh dạy học tiếng Anh

3.1.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra đánh giá nhằm nắm bắt thực chất việc thực hiện kế hoạch và kết quả dạy học tiếng Anh của GV; thực chất việc tiếp thu kiến thức và kết quả đạt được của HS, tránh bệnh thành tích, chất lượng ảo trong giáo dục theo tinh thần cuộc vận động “Hai không” của Bộ.

- Quản lý việc kết hợp linh hoạt các hình thức kiểm tra.

- Quản lý đổi mới cách thức ra đề kiểm tra phù hợp với xu hướng hiện đại. - Quản lý nội dung đề kiểm tra.

3.1.5.3. Cách thức thực hiện

a. Quản lý việc kết hợp linh hoạt các hình thức kiểm tra

Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy tiếng Anh của GV:

- Đa dạng hóa hình thức kiểm tra, đánh giá như: Kiểm tra định kỳ; kiểm tra đột xuất; kiểm tra qua hồ sơ; kiểm tra qua công việc; kiểm tra qua theo dõi thường xuyên, sử dụng CNTT để QL, kiểm tra; sử dụng thang chuẩn đánh giá mới, sử dụng phiếu hỏi trắc nghiệm; …

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học; việc thực hiện nền nếp, quy chế chuyên môn; việc thực hiện đổi mới phương pháp; hồ sơ, giáo án; chất lượng giảng dạy…

- Kết hợp với các phòng ban của Sở Giáo dục đánh giá chất lượng dạy học của GV hàng năm.

- Lấy ý kiến của GV về chất lượng dạy học tiếng Anh trong nhà trường và lấy ý kiến của HS về chất lượng giảng dạy của GV để có sự điều chỉnh kịp thời.

Chỉ đạo kiểm tra hoạt động học của HS:

- Việc kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh THPT phải tuân thủ mục tiêu dạy học. Các bài kiểm tra phải tập trung kiểm tra bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong khuôn khổ các kiến thức ngôn ngữ được quy định trong chương trình.

- Hiệu trưởng phải chỉ đạo GV kết hợp các hình thức kiểm tra tiếng Anh, bao gồm cả kiểm tra khẩu ngữ và bút ngữ, trong đó kết hợp cả kiểm tra trắc nghiệm và kiểm tra tự luận.

- GV nên ứng dụng CNTT vào kiểm tra, đặc biệt đối với hình thức kiểm tra trắc nghiệm có thể cho HS kiểm tra trực tiếp trên máy vi tính.

- Giáo viên có thể kiểm tra bài của HS (teacher assessment) hoặc HS tự đánh giá lẫn nhau (peer assessment), hoặc do chính HS tự đánh giá bản thân mình (individual assessment).

Theo lối dạy học lấy người học làm trung tâm, ngoài việc duy trì các nội dung kiểm tra truyền thống còn phải lồng ghép những nội dung kiểm tra sau:

- Kiểm tra, đánh giá các kỹ năng giao tiếp: Nghe, nói, đọc, viết, việc sử dụng ngữ liệu (language material): Ngữ âm, ngữ pháp, từ ngữ.

- Nội dung kiểm tra phải nằm trong nội dung chủ điểm, chủ đề được đề cập trong SGK.

Để thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá bộ môn tiếng Anh THPT, hiệu trưởng cần làm những công việc sau:

- Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá, tiến hành cho GV tiếng Anh đăng ký thi đua. - Thành lập Ban kiểm tra bộ môn trong đó có 1 giáo viên chịu trách nhiệm môn tiếng Anh nhằm chỉ đạo các nội dung kiểm tra, hình thức kiểm tra cũng như giám sát quá trình kiểm tra.

- Xây dựng các chế độ kiểm tra trong nhà trường.

- Sử dụng phần mềm quản lý (cả HS và GV) và công khai chất lượng giáo dục trước cộng đồng để đảm bảo tính trung thực và chuẩn xác, minh bạch.

3.1.5.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hiệu trưởng phải nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, hiểu rõ quy chế đánh giá kết quả học tập hiện nay, tuyên truyền để cán bộ GV và HS, và phụ huynh HS nhận thức rõ vấn đề này.

- Sẵn sàng công khai chất lượng giáo dục của đơn vị trước công cộng. - Có một tập thể GV đoàn kết nhất trí, có tinh thần thi đua chân chính lành mạnh. - Hiệu trưởng cần biết phát huy các mặt tốt, tính tích cực trong quá trình kiểm tra, đánh giá; biết tránh những căng thẳng không cần thiết, làm sao cho công tác này thực sự trở thành động lực phát triển phong trào học tập tiếng Anh của nhà trường

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường trung học phổ thông huyện Đơn Dương - Lâm Đồng (Trang 94)