MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÓM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường trung học phổ thông huyện Đơn Dương - Lâm Đồng (Trang 96)

- Thường xuyên 21 70 Yếu

07 Giám sát GV trong quá trình đôn đốc, kiểm tra việc

3.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÓM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

Năm biện pháp đề xuất nêu trên, mỗi biện pháp đều có mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện riêng biệt. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học môn tiếng Anh ở các trường THPT huyện Đơn Dương - Lâm Đồng, nhất thiết phải thực hiện đồng bộ năm biện pháp trên vì chúng có mối liên hệ chặt chẽ

với nhau, khăng khít với nhau, bổ sung cho nhau, là cơ sở tiền đề cho nhau và đều cùng chung một mục tiêu cuối cùng. Trong năm biện pháp đó, biện pháp thứ nhất “Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của đề án “Dạy và học ngoại

ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” của Chính phủ” là

tiền đề để thực hiện các biện pháp còn lại vì trong bất cứ vấn đề nào, yếu tố con người luôn mang vai trò quyết định. Trong giáo dục cũng vậy, muốn nâng cao chất lượng dạy học, điều đầu tiên phải quan tâm là phải nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực của đội ngũ đáp ứng yêu cầu dạy học mới. Biện pháp thứ tư “Đổi mới quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếng Anh trong nhà trường” đóng vai trò điều kiện để thực hiện các biện pháp còn lại. Hoạt động dạy học tiếng Anh nếu không có các phương tiện dạy học, đặc biệt các phương tiện hiện đại hỗ trợ thì việc đổi mới hoạt động dạy học bộ môn này khó đạt hiệu quả cao. Biện pháp thứ hai “Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên” và ba “Quản lý hoạt động học tập môn tiếng Anh nhằm nâng cao năng lực giao tiếp

cho học sinh THPT” là hai biện pháp mang tính cơ bản trong quản lý hoạt động

dạy học của nhà trường. Biện pháp năm “Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá

hoạt động dạy học tiếng Anh” mang tính chất phản hồi thông tin hai chiều nhằm

kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện biện pháp hai và ba, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

Có thể sơ đồ hóa các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THPT huyện Đơn Dương như sau:

Phát triển đội ngũ giáo viên đáp

ứng yêu cầu của đề án “Dạy và

học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” của Chính phủ

Nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học tiếng Anh

Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên

Quản lý hoạt động học tập của học sinh

Đổi mới quản lý cơ sở vật chất, Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường trung học phổ thông huyện Đơn Dương - Lâm Đồng (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w